FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Phát Triển Sự NghiệpỨng Viên

Nên và Không nên khi nhảy việc

Ngày nay nhân viên nhảy việc đã không còn là hiện tượng lạ nữa. Nhiều người có thể nhảy việc trên chục lần vì nhiều lý do khác nhau: vì cơ hội làm việc tốt hơn, vì không hợp với sếp, vì mức lương của công ty sau quá hấp dẫn… Đây là thời đại không còn tồn tại những người suốt đời gắn bó với một công ty duy nhất như ông bà hay cha mẹ chúng ta. Thế nhưng, người tìm việc được và mất gì khi nhảy việc?

Vậy nhảy việc có những lợi thế cũng như bất lợi gì?

Ưu thế của người “nhảy việc”

1. Được đánh giá là ứng viên có nhiều kinh nghiệm:

Các ứng viên có kinh nghiệm làm việc ở đôi ba chỗ có thể được nhà tuyển dụng đánh giá là có nhiều kinh nghiệm và có khả năng thích nghi với nhiều môi trường làm việc khác nhau. Nếu trình bày một loạt công việc mà bạn đã từng phụ trách ở nhiều công ty khác nhau, bạn sẽ trở nên “nặng ký” hơn so với các đối thủ khác chỉ làm việc cho một công ty. So với họ, bạn có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong nhiều ngành nghề khác nhau và được hưởng nhiều chương trình đào tạo.

2. Đạt được thành tích ở nhiều lĩnh vực:

Nếu biết cách làm nổi bật các thành tích bạn đã đạt được ở mỗi công ty trước đây, bạn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp với vị trí ứng tuyển. Vì vậy, nếu bạn là người hay “nhảy việc”, hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn đã giúp cho các công ty trước đạt được những thành quả đáng chú ý nào. Việc trình bày những đóng góp của bạn cho các công ty trước sẽ nâng cao giá trị của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

3. Được đánh giá là người có tinh thần cầu tiến:

Nhiều nhà tuyển dụng hiểu và chấp nhận quan điểm thay đổi công việc là một cách để người tìm việc học hỏi kiến thức và kinh nghiệm mới để thăng tiến nhanh trên con đường sự nghiệp. Nói chung, với quan điểm tích cực, nhà tuyển dụng đánh giá người thay đổi công việc là người có tinh thần cầu tiến vì họ không thể ở lại một công ty không cho họ cơ hội phát triển sự nghiệp.

Bất lợi của người nhảy việc

Bản thân nhảy việc không gây hậu quả tiêu cực nếu bạn không ghi trong hồ sơ 1 năm nhảy việc 5-6 lần. Vì nhảy việc với tốc độ “chóng mặt” như thế, bạn sẽ bị cho là:

1. Kẻ “đứng núi này trông núi nọ”:

Nhiều người tìm việc không biết một thực tế là các nhà tuyển dụng rất “kỵ” những người có thành tích nhảy việc đến 4-5 công ty trong 1 năm. Những người hay đổi việc này bị cho là dễ chấp nhận một công việc và cũng dễ dàng từ bỏ nó khi có cơ hội tốt hơn. Nói cách khác, họ là những người không trung thành và không đáng tin cậy.

2. “Có vấn đề” về chuyên môn hay tính cách:

Nhà tuyển dụng sẽ đặt dấu chấm hỏi đối với các ứng viên nhảy việc quá thường xuyên “Ứng viên này có khả năng làm việc tốt không? Có phải vì nghiệp vụ của họ có vấn đề khiến cho các công ty trước đây không chấp nhận họ? Họ có tính cách gì khiến công ty cũ không dung nạp được?”

3. Khó hòa đồng với đồng nghiệp, với môi trường xung quanh:

Một danh sách liệt kê hàng loạt các vị trí bạn đã nắm giữ có thể khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn khó hòa đồng với đồng nghiệp, với môi trường xung quanh. Hễ không hợp với anh A/cô B nào đó trong công ty là bạn nghỉ ngang xương. Vì vậy, hãy nêu trong hồ sơ rằng bạn đã từng làm việc cho mỗi công ty trong một thời gian khá dài, tối thiểu cũng phải 2, 3 năm.

Related posts
Nhân Sự & Tuyển dụngỨng Viên

Cách để ứng tuyển 1 vị trí mới trong ngành nhân sự (HR)

Kinh nghiệm phỏng vấnNhà Tuyển DụngỨng Viên

Top 14 nền tảng tuyển dụng được yêu thích nhất

Tìm việcỨng Viên

28 Việc làm cho sinh viên đầy đủ nhất và được ưa chuộng nhất

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngỨng Viên

40 Câu hỏi phỏng vấn React phổ biến và cách trả lời hay nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *