FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Kỹ năngPhát Triển Sự Nghiệp

NÊN HỎI SẾP NHỮNG GÌ KHI NHẬN VIỆC MỚI

Bạn có từng rơi vào tình huống thế này: Rời khỏi một cuộc họp trong trạng thái đầu óc quay cuồng, sếp vừa giao một nhiệm vụ mà bạn thấy vô cùng mù mờ, chẳng hiểu gì về rất nhiều khía cạnh của dự án mới toanh này.

Nếu bạn cũng đang rơi vào thế khó xử như trên, hãy cùng freeC khám phá ngay 4 câu hỏi bên dưới:

1. THỜI HẠN CỦA CÔNG VIỆC LÀ BAO LÂU?

Có sự khác biệt rất lớn giữa một việc cần hoàn thành vào cuối ngày với một hạn chót (deadline) là “tháng sau” hay “ngày này năm sau”. Trong khi chúng ta luôn bị thôi thúc rất nhiều việc cần hoàn thành mỗi ngày, nhận thêm một việc mới nghĩa là bạn phải sắp xếp hợp lý thời gian thực hiện nó.

Cho nên, tuyệt đối đừng xem nhẹ vấn đề thời hạn chỉ vì sếp không đề cập tới. Không sớm thì muộn thời hạn đó cũng đến và nếu không hoàn thành đúng lúc thì bị khiển trách là điều tất nhiên. Chắc chắn bạn không được đánh giá cao khi phản hồi: “Vì không nói trước nên tôi không biết hôm nay anh cần tài liệu đó.” Sếp đưa ra thời hạn trước hay chưa không quá quan trọng, mấu chốt là bạn có thể hỏi nhưng đã không hỏi.

2. VÌ SAO TÔI ĐƯỢC CHỌN PHỤ TRÁCH NHIỆM VỤ NÀY?

Hoàn toàn đồng ý nếu nói rằng thoạt nghe câu hỏi này nhuốm màu sắc của sự chất vấn hay ý định phản đối. Hoàn toàn không phải như vậy, nên Abby đặc biệt nhấn mạnh rằng bạn phải thực sự khéo léo khi đặt câu hỏi nhằm tránh cho người nghe có cảm giác là bạn đang gay gắt, khó chịu hay không hài lòng. Điều quan trọng nhất khi đặt ra câu hỏi này là để bạn biết được mục đích của nhiệm vụ và sự đánh giá của sếp khi họ giao trách nhiệm này vào tay bạn.

Câu hỏi này không chỉ giúp bạn gắn kết tốt nhất những giá trị của mình cho công việc sắp làm mà còn cung cấp bối cảnh quan trọng để bạn quyết định nên triển khai công việc theo hướng nào.

3. CHÍNH XÁC SẾP MUỐN TÔI LÀM GÌ?

Hãy luôn cẩn thận làm rõ chi tiết công việc của mình là gì, bạn sẽ không bao giờ mệt mỏi hay lo lắng vô cớ, không lãng phí thời gian cùng công sức, và đặc biệt là có đủ sự chuẩn bị cần thiết nhằm hoàn thành nhiệm vụ theo đúng với kỳ vọng của sếp.

nen-hoi-sep-nhung-gi-khi-nhan-viec-moi-1

4. TÔI CÓ THỂ TRAO ĐỔI VỚI NHỮNG AI VỀ VIỆC NÀY?

Nhiều khả năng từng có người làm chính xác công việc này trước đây. Bạn sẽ muốn biết có phương pháp nào nên thử, đối tượng nào nên tiếp cận hoặc địa điểm nào nên chọn hay không. Hoặc chí ít, bạn cũng có thể nhận thêm vài lời khuyên và kinh nghiệm từ những người đi trước đã hiểu được đâu là thuận lợi và khó khăn của dạng công việc này.

Bên cạnh đó, vấn đề cộng sự cũng khá quan trọng. Có thể với khối lượng công việc của dự án vừa nhận phân công, bạn được quyền chia sẻ trách nhiệm và hợp tác với vài cá nhân nào đó. Không ai bắt buộc bạn phải một mình gồng gánh nhiệm vụ, và tất nhiên, trong hầu hết trường hợp “Bạn không phải là siêu nhân”.

Related posts
Kỹ năng

Cách tính và Quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngTìm việc

Viettel Post tuyển dụng thế nào? Mẹo phỏng vấn thành công

Kỹ năng

Personal Branding là gì? 18 Bí quyết phát triển Nhân hiệu

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năng

26 Câu hỏi phỏng vấn Web Developer cần biết khi đi xin việc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *