FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

IT/Phần MềmMẫu mô tả công việc

Bên trong mô tả công việc Business Analyst gồm những điều gì?

Mô tả công việc Business Analyst như thế nào? Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự tiến bộ của các lĩnh vực công nghệ. Trong số đó, sự thành công của ngành Business Analyst mang đến những kết quả đáng ngạc nhiên trong sự thành công của các doanh nghiệp, công ty. Để tìm hiểu rõ hơn về ngành Business Analyst; và mô tả công việc cho Business Analyst hãy cùng tham khảo các thông tin dưới đây nhé.

Ngành học Business Analyst là gì?

Ngành Business Analyst hay gọi tắt là ngành BA; là một ngành chuyên phân tích các nghiệp vụ của công ty. Người học ngành này có nhiệm vụ kết nối các bộ phận trong công ty với khách hàng trong một dự án để có thể mang lại một sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.

mô tả công việc Business Analyst
mô tả công việc vị trí Business Analyst (source: freepik)

Có thể nói rằng nhân viên BA chính là người liên kết; phân tích nhu cầu của khách hàng; và trao đổi với nhân viên liên quan trong công ty để có sự hiểu biết nhất định giữa hai bên về dự án đang thực hiện.

Yêu cầu về mô tả công việc Business Analyst gồm những yếu tố nào?

Để có thể hiểu rõ hơn về tương lai ngành Business Analyst sẽ gồm những yêu cầu nào, các bạn có thể tham khảo những từ khóa quan trọng dưới đây nhé:

Hiểu biết về khách hàng của bạn: Yêu cầu công việc đầu tiên của BA là khả năng kết nối; và giao tiếp để có thể tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Mong muốn của khách hàng có thể hơi trừu tượng và khác bản chất. Nhưng các chuyên viên BA cần làm rõ dựa trên các yếu tố kỹ thuật; và kinh doanh thì mới có thể hiểu rõ về khách hàng; và có thể bắt đầu tốt công việc của mình.

mô tả công việc Business Analyst
mô tả công việc Business Analyst (source: freepik)

Đưa ra giải pháp phù hợp: Mỗi dự án được khởi tạo theo yêu cầu của khách hàng; và đội ngũ nội bộ trong dự án, công việc của BA sẽ dựa vào sự hiểu biết, chuyên môn của khách hàng để đưa ra giải pháp phù hợp. Các giải pháp này thường liên quan đến quy trình, hệ thống, chính sách, chi phí và đào tạo.

Mang lại giá trị cao cho dự án: Không có mô tả dễ hiểu mà khách hàng muốn. Nhóm sản phẩm nội bộ sẽ không thể làm được sản phẩm đúng với yêu cầu của khách hàng; và nếu không có hướng dẫn sử dụng của chuyên viên thì khách hàng không thể sử dụng sản phẩm của công ty. Chính các chuyên viên BA giỏi sẽ là người mang lại những giá trị này cho các bên liên quan.

Nhưng trong tất cả, sự kết nối chính là yêu cầu quan trọng; mà hầu như trong mô tả công việc BA nào cũng sẽ yêu cầu. Bởi sự kết nối ở đây chính là BA là người đóng vai trò mấu chốt để giải quyết các vấn đề liên quan. Nó bao gồm kinh doanh, công nghệ; và xung đột nếu như bên khách hàng và bộ phận nội bộ bất đồng ý kiến.

Mô tả công việc vị trí Business Analyst gồm những điều gì?

Tuy rằng mỗi công ty, doanh nghiệp khác nhau sẽ có những mô tả công việc Business Analyst cụ thể khác nhau; nhưng về cơ bản thì công việc Business Analyst sẽ có những thông tin sau.

>>> Xem ngay Tuyển dụng Business Analyst lương cao

Mô tả công việc cụ thể của Business Analyst

Những công việc thường yêu cầu với nhân viên BA hoặc thực tập Business Analyst bao gồm:

  • Có khả năng giao tiếp với khách hàng tốt; thấu hiểu được những nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hoặc dự án. Có thể tư vấn với kiến thức chuyên môn cho khách hàng hiểu về dự án; và định hình được dự án sẽ gồm những gì.
  • Có thể kết nối và truyền tải những thông tin, yêu cầu của hai bên khách hàng; và bộ phận nội bộ bao gồm các tài liệu như biên bản, hợp đồng chi tiết, tài liệu liên quan đến dự án, …
  • Có thể giúp đỡ khách hàng và bộ phận nội bộ liên quan định hướng chính xác hướng đi của dự án. Ngoài ra, còn có khả năng hỗ trợ  quản lý các dự án; xác định được khối lượng công việc trong một phạm vi nhất định.
  • Có khả năng soạn thảo các tài liệu liên quan đến dự án bao gồm: system Requirement Specification, Use case list, General Business Rules, Wireframe, Use case detail.
  • Trong trường hợp có bất đồng quan điểm giữa khách hàng và bộ phận liên quan cần đưa ra giải pháp phù hợp để dẫn đến sự thống nhất và có thể ký hợp đồng.
  • Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, hợp đồng cẩn thận trong quá trình triển khai dự án.
  • Giúp đỡ bộ phận nội bộ nghiệm thu sản phẩm của dự án.
  • Giúp đỡ, hỗ trợ soạn thảo thông tin hướng dẫn; có thể trực tiếp hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm do bộ phận nội bộ làm ra.
  • Có khả năng giao tiếp tốt để giữ gìn mối quan hệ với khách hàng một cách tốt đẹp và thuận lợi cho công việc.

>>> Xem thêm các hướng dẫn giá trị về mẹo viết Mô tả công việc thành công

ƯU ĐÃI KHỦNG TRONG THÁNG
freeC Asia “DISCOUNT” lên đến 50% các dịch vụ!

Quyền lợi cho các nhân viên BA

Tuy rằng đòi hỏi công việc của nhân viên BA cao. Nhưng bù lại nó có những quyền lợi cực kỳ tốt như:

  • Lương của nhân viên BA khá cao so với các ngành khác. Thường dao động khoảng $1000 đã bao gồm thưởng
  • Được hưởng các chế độ ưu đãi cao của công ty, doanh nghiệp. Đặc biệt đối với công ty IT sẽ ưu đãi cho nhân viên BA rất tốt.
  • Ngành BA có lộ trình phát triển, thăng tiến rõ ràng; giúp các nhân viên định hướng được sự nghiệp tương lai của mình một cách rõ ràng.
  • Nhân viên BA có quyền lợi rất tốt trong công ty. Có cơ hội kết giao được với nhiều người, nhiều khách hàng tiềm năng; tạo cơ hội tốt cho sự nghiệp sau này của mình.
mô tả công việc Business Analyst
mô tả công việc Business Analyst (source: freepik)

Yêu cầu với nhân viên BA

>>> Xem thêm Những điều bạn nhầm tưởng về một BA

Đối với một nhân viên BA thường sẽ yêu cầu về các chứng chỉ, bằng cấp như sau:

  • Cần tốt nghiệp các ngành liên quan đến CNTT hay phần mềm hoặc máy tính; hoặc nếu tốt hơn có thêm chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh.
  • Cần có nền tảng cơ bản liên quan đến công nghệ phần mềm.
  • Ứng viên phải có tinh thần học hỏi cao, chịu được áp lực công việc tốt.
  • Ứng viên có khả năng tư duy, giao tiếp tốt.
  • Có trình độ tiếng Anh cao; hoặc có thể thông thạo ngoại ngữ khác phụ thuộc vào đối tượng khách hàng.
  • Đối với nhân viên BA thường có yêu cầu về kinh nghiệm ít nhất được 6 tháng,. Đối với vị trí thực tập thường sẽ không yêu cầu kinh nghiệm trước đó.
  • Ứng viên có sự am hiểu nhất định về các mô hình tiên tiến hiện nay để có thể mang lại hiệu quả vượt trội trong công việc, Bởi hầu hết các công ty hàng đầu trên thế giới như Apple, Microsoft, Facebook đều ứng dụng các mô hình Agile để mang lại hiệu quả tốt như hiện nay.

Những yêu cầu đối với ứng viên phía trên có thể giúp các bạn trả lời được câu hỏi Business Analyst cần học gì? Các bạn có thể tham khảo và định hướng ngành học; hướng đi sự nghiệp tương lai của mình hiệu quả hơn nhé.

tạo cv online freeC

Kinh nghiệm để có thể tìm được công việc Business Analyst nhanh chóng

Các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm nhân viên BA trên các trang mạng xã hội hoặc diễn đàn uy tín. Trên đó có rất nhiều danh sách việc làm nổi tiếng và phù hợp. Bạn có thể tham khảo số lượng lớn thông tin tuyển dụng BA; các mô tả công việc rõ ràng, yêu cầu phù hợp với mình.

Các bạn hãy chủ động tìm kiếm; và nộp đơn xin việc bất cứ lúc nào .Nên tham khảo mối quan hệ giữa công việc; và ngành nghề để chọn cho mình công việc phù hợp nhất.

Các công việc nhân viên BA có nhiều vị trí và địa điểm khác nhau. Và bạn có thể chọn một công việc gần nhất và thuận tiện nhất cho mình. Hãy chủ động tìm kiếm để có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn nhất để nắm bắt cơ hội nghề nghiệp yêu thích của bạn.

tìm việc nhanh tại freeC không cần CV

Trên đây là những mô tả công việc Business Analyst. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhịp độ của công việc BA. Cảm ơn các bạn đã đọc!

Bài viết liên quan:

Related posts
Mẫu mô tả công việc

10 Bí quyết viết JD không phải nhà tuyển dụng nào cũng biết

Mẫu mô tả công việc

Nhà tuyển dụng cần làm gì để tuân thủ pháp luật khi viết JD?

Mẫu mô tả công việc

5 Lưu ý quan trọng khi viết Phát triển nghề nghiệp trong JD

Mẫu mô tả công việcXu hướng tuyển dụng

5 Bước viết JD hiệu quả và dễ dàng bằng sức mạnh của ChatGPT