FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

IT/Phần Mềm

Lương Tester có “khủng” như nhiều người vẫn nghĩ hay không?

Tester là một nghề khá hot hiện nay, nên hẳn là có nhiều người tò mò về thu nhập trung bình của một tester. Vậy lương tester là bao nhiêu? Có cao như những nghề khác trong cùng lĩnh vực công nghệ thông tin hay không? Cùng FreeC tìm hiểu ngay nhé!

Lương Tester cao không?

Khảo sát mức lương Tester trung bình

Theo khảo sát, mức lương mà các Tester nhận được nằm trong khoảng 7 triệu đồng đến 23 triệu đồng mỗi tháng làm việc. Từ đó, có thể tính được mức lương trung bình của Tester tại Việt Nam là 15 triệu đồng/tháng.

Mức lương Tester sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nổi bật là: theo quy mô của công ty, đặc thù sản phẩm và năng lực của người lao động…

Phân loại mức lương Tester theo cấp bậc

Khi trở thành một Tester, người lao động có thể đảm nhận các vị trí với các cấp độ khác nhau như: Intern, Fresher, Junior, Senior. Mức lương của Tester cũng sẽ khác nhau ở từng vị trí:

Lương Intern Tester

Đây là vị trí thực tập sinh. Intern Tester là những người chưa phải nhân viên chính thức của công ty, mà đang làm việc dưới vai trò của một thực tập sinh ngắn hạn. Do đó, mức trợ cấp của Intern Tester chỉ dao động từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng/tháng.

Hé lộ mức lương Intern Tester 2022

Lương Fresher Tester

Fresher Tester là những nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Họ cần được đào tạo, training trong quá trình làm việc. Lương Fresher Tester non trẻ này dao động từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Lương Junior Tester

Vị trí Junior Tester dành cho những người đã có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn tốt. Những nhân viên này biết tự xử lý công việc và giải quyết các test case phức tạp; có nhiều sáng tạo và chủ động trong công việc hơn các Fresher.

Họ có thể nhận được mức lương trung bình 15.000.000 đồng/tháng tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Junior Tester lương bao nhiêu?

Lương Senior Tester

Đây là vị trí của những người quản lý, lãnh đạo. Senior với hiểu biết sâu rộng về chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn; có thể quản lý một đội nhóm các Intern, Fresher và Junior. Với năng lực tốt và trách nhiệm cao, mức lương của họ nhận được đa số đều trên 20.000.000 đồng/tháng.

Trên thực tế mức lương này sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thay đổi dựa trên cấp bậc thực tế của công ty.

Phân loại mức lương Tester theo số năm kinh nghiệm

Kinh nghiệm là thứ có thể hái ra tiền, là tài sản quý giá của mỗi người trong mọi lĩnh vực. Đối với một Tester, va chạm càng nhiều, kinh nghiệm càng dày dặn thì thu nhập họ nhận được càng cao.

  • Đối với người mới ra trường, kinh nghiệm còn thiếu hụt, lương dao động từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng/tháng.
  • Kinh nghiệm từ 2 – 5 năm nhận lương Tester trung bình 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
  • Kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm sẽ có cơ hội nhận mức lương tốt hơn, trung bình 17.000.000 đồng/tháng. Đa số các tester kinh nghiệm trên 5 năm có đủ khả năng dẫn dắt đội nhóm, quản lý các dự án và tổ chức đánh giá, cải thiện quy trình test. Vì thế mức thu nhập sẽ tốt hơn.
  • Tester có 10 đến 20 năm kinh nghiệm có thể sở hữu mức lương từ 18.000.000 đồng đến 23.000.000 đồng/tháng.

Có thể thấy, kinh nghiệm dày dặn sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp và nhận được mức thu nhập đáng mơ ước.

Kinh nghiệm càng cao – mức lương Tester càng tăng

Phân cấp thu nhập Tester theo trình độ học vấn

Bằng cấp của người lao động cũng ảnh hưởng phần nào đến mức lương mà họ nhận được:

  • Tester có chứng chỉ thông thường, do các đơn vị tư nhân cung cấp có thể nhận mức lương trung bình 10.000.000 đồng/tháng
  • Tester ra trường với tấm bằng cử nhân chuyên ngành có thể nhận lương dao động 12.000.000 đồng – 14.000.000 đồng/tháng
  • Bằng thạc sĩ trở lên sẽ xứng đáng với mức lương cao hơn, trung bình 22.500.000 đồng/tháng.

Đây chỉ là những khảo sát và con số mang tính chất tham khảo. Thực tế, mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động không chỉ dựa vào bằng cấp mà họ có được, mà phần lớn là quyết định dựa trên năng lực của mỗi người.

Phân loại mức lương Tester theo địa điểm làm việc

Ở mỗi đơn vị với quy mô, loại hình sản phẩm khác nhau, thì lương Tester cũng sẽ khác. Mức lương Tester ở Hà Nội và ở TP. Hồ Chí Minh có thể cao hơn đồng nghiệp của mình đang làm việc ở các tỉnh thành khác.

Lương Tester ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có cao không?

Bởi vì những thành phố lớn nơi có nhiều doanh nghiệp lớn mạnh với quy mô rộng, đa dạng loại hình sản phẩm, họ có thể trả lương cao cho các nhân viên Tester có năng lực tốt. Nhu cầu tuyển dụng lao động trong ngành công nghệ thông tin nói chung và nghề Tester nói riêng ở các thành phố lớn cũng cao hơn các địa phương khác.

Xem thêm: Danh sách tin tuyển dụng Tester tại Tp. HCMtuyển Tester Hà Nội

Yếu tố ảnh hưởng đến lương Tester? Cách tăng thu nhập cho Tester

Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến mức lương của một Tester, đó là:

  • Kinh nghiệm làm việc
  • Trình độ học vấn và năng lực
  • Kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch và đánh giá

Nếu đang là một Tester, bạn mong muốn tăng thêm thu nhập cho bản thân chứ không chỉ dừng lại ở mức thu nhập hiện có, thì chỉ có cách đó là học tập và trau dồi kỹ năng, tích lũy thêm kinh nghiệm qua từng ngày. Tham khảo ngay các Khóa học Tester chất lượng tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh qua BÀI VIẾT.

Tester cần những kỹ năng sau đây để nâng cao thu nhập:

  • Hiểu biết về công nghệ (cơ sở dữ liệu, các hệ điều hành, các công cụ test, đánh giá, đo lường…)
  • Kỹ năng phân tích tốt, lên kế hoạch chi tiết, hợp lý.
  • Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, với các developer, và với khách hàng
  • Kỹ năng làm việc nhóm và học hỏi.
  • Kỹ năng ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung…)

Như vậy, với các số liệu khảo sát lương Tester bên trên, có thể thấy thu nhập của một Tester khá hấp dẫn và có cơ hội thăng tiến tốt. Đừng ngần ngại khẳng định bản thân và hoàn thiện từng ngày để nhận được mức thu nhập như ước muốn bạn nhé. Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

Related posts
IT/Phần MềmTìm việc

Hệ thống nhúng là gì? 5 Bước trở thành kỹ sư lập trình nhúng

IT/Phần MềmKinh nghiệm phỏng vấnTìm việc

Các câu hỏi phỏng vấn JAVA cốt lõi và Mẫu trả lời ấn tượng

IT/Phần MềmKinh nghiệm phỏng vấnKỹ năng

40 câu hỏi phỏng vấn ReactJS phổ biến từ cơ bản đến nâng cao

IT/Phần MềmPhát Triển Sự Nghiệp

Mobile developer là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Exit mobile version