Smart Headhunting & Executive Search Service

Khái niệm project manager và 7 quy tắc quản lý dự án hiệu quả

Project Manager là gì?

Project Manager (PM) còn gọi Quản Lý Dự Án, là người quản lý và triển khai một hay nhiều dự án. Chịu trách nhiệm hoàn thành các mục tiêu đề ra từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
Quản lý dự án là cầu nối giữa khách hàng và Development team. Một mặt phải xác định và thực hiện các nhu cầu cụ thể của khách hàng, mặt khác thiết lập quy trình làm việc và giám sát chặt chẽ để đảm bảo các vấn đề về chi phí, chất lượng và thời gian dự án. Người nắm vị trí này phải vừa có được sự hài lòng của khách hàng vừa có được sự tín nhiệm của những thành viên thực hiện.

tim-hieu-project-manager-la-gi.jpg
Project manager là gì?

Công việc chính của một Project Manager

Tùy thuộc vào ngành, quy mô công ty mà Project Manager có những công việc khác nhau. Tuy vậy, vẫn có một số công việc tương tự với nhau như:

– Xây dựng kế hoạch và triển khai dự án: Mọi dự án đều được Quản lý dự án phác thảo qua một bản kế hoạch chi tiết từ khi bắt đầu triển khai đến khi hoàn thành.
– Quản lý các bên, quản lý nguồn lực liên quan đến dự án: Nắm rõ vai trò của từng thành viên tham gia thực thi dự án.
– Quản lý ngân sách, tiến độ và chất lượng dự án: Việc làm này giữ cho mọi thứ hoạt động trơn tru, đúng thời hạn, đủ ngân sách và hoàn thành đúng tiến độ.
– Quản lý rủi ro: Đề xuất và thực hiện đúng những cam kết với khách hàng trên tinh thần lợi ích của đôi bên là ngang bằng nhau.

Yêu cầu trở thành Project Manager

Quản trị dự án là một công việc phức tạp vì không dự án nào giống với dự án nào. Để có thể quản lý một dự án thành công đòi hỏi PM cần phải có những kiến thức và kỹ năng về mảng quản lý: quản lý tiến độ, quản lý ngân sách, quản lý nguồn nhân lực, quản lý rủi ro,… và quan trọng nhất vẫn là quản lý con người. Mỗi cá nhân đều có sự khác biệt, ở vị trí của một người quản lý, bạn cần hiểu được tính cách của từng người, giải quyết các xung đột trong dự án một cách hợp lý nhất.

Không chỉ như vậy, bạn còn nên bổ sung thêm những kỹ năng mềm khác như kỹ năng quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm,…

lam-the-nao-de-tro-thanh-project-manager.jpg
Làm thế nào để trở thành một project manager

7 Quy Tắc Quản Lý Dự Án Hiệu Quả

– Xác định công việc: Mỗi dự án cần phải có mục tiêu rõ ràng: Đây là quy tắc đầu tiên cũng là quan trọng nhất. Mục đích của việc làm này là khi có vấn đề phát sinh thì sẽ tìm ra hướng giải quyết một cách dễ dàng hơn.
– Xác lập lộ trình của dự án: Sau mỗi giai đoạn thực hiện chúng ta luôn nhìn lại và đánh giá công việc. Việc này sẽ giúp team của bạn không đi lệch hướng và luôn có hướng đi rõ ràng tới mục tiêu đề ra.
– Thiết lập các chỉ số để đo lường mức độ thành công: Thành công sẽ rất mơ hồ khi bạn không có các con số để chứng minh. Vì vậy hãy biến mục tiêu thành các con số để mục tiêu của bạn trở nên rõ ràng, và dễ theo dõi – KPIs hoặc OKRs có thể giúp bạn.
– Thực hiện những yêu cầu giúp đỡ: Khi cần thêm nhân lực, với tư cách là một Project Manager, hãy tìm nhân lực phù hợp với những yêu cầu, trao quyền và tin tưởng họ.
– Cầu nối giữa mọi người và công việc: Khi làm việc nhóm thì không thể tránh khỏi những lúc bất đồng suy nghĩ, vì vậy kết nối giữa mọi người với nhau là điều rất quan trọng. Lời khuyên cho bạn là công nhận vai trò quan trọng của họ và nhắc tới lợi ích mà họ nhận được khi dự án được hoàn thành.
– Theo dõi sát tiến độ: Xem xét thiết lập các mốc quan trọng của dự án. Ở mỗi cột mốc này, hãy xem lại những gì đã làm được và thực hiện điều chỉnh nếu cần. Đây là thời điểm tốt để đánh giá các nguồn lực của team và đảm bảo dự án có thể diễn ra trôi chảy.
– Sẵn sàng thay đổi: Luôn sẵn sàng thay đổi, có thể là nhân lực, thời gian, công việc hay thậm chí là mục tiêu. Một người quản lý cần phải kiên định, nhưng khi cần thiết, hãy thay đổi.

Tóm lại, Project Manager là một vị trí đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn tự tin rằng mình có thể đảm nhận vị trí quan trọng này thì hãy truy cập freeC để tìm cho mình một công việc phù hợp nhé!

freeC Asia

banner blog headhunting service English
TRỌN BỘ TÀI LIỆU HR OKR freeC blog
Recruiter FreeC
Build better HR teams, faster
Top businesses today recognize that talent acquisition is a specialized function that needs robust capabilities that focus on getting the right people into the company.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bẹn nhé!