Game tester có thể là một trong những nghề được các game thủ săn đón nhiều nhất. Đối với nhiều người đó có thể là một công việc đáng mơ ước, bởi chỉ ngồi chơi game mỗi ngày và tiền lương sẽ tự vào túi. Nhưng sự thật không dễ như bạn nghĩ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan rõ ràng về Game tester là gì cũng như những kỹ năng cần có của một Game tester khi theo đuổi công việc này.
Khái niệm Game tester
Game tester là những người làm việc cho các công ty sản xuất trò chơi để kiểm tra kỹ lưỡng trò chơi trước khi chúng được phát hành ra công chúng. Còn được gọi là thử nghiệm game beta, những người thử nghiệm trò chơi được cung cấp phiên bản cuối cùng của game để kiểm tra.
Sau đó, bạn sẽ phải chơi trò chơi từ đầu đến cuối một vài lần để phát hiện bất kỳ lỗi hoặc trục trặc nào trong trò chơi. Game tester đóng một vai trò thiết yếu đối với tất cả các nền tảng và thể loại trò chơi. Tùy thuộc vào vị trí và quy mô công ty, Game tester sẽ được thử nghiệm trên Xbox, Playstation, Nintendo Wii, PC, điện thoại di động với các thể loại game nhập vai, game trực tuyến nhiều người chơi, game hành động và game học đường.
>>> Tuyển dụng Game tester lương cao
Công việc của Game tester là gì?
Game tester được công ty cung cấp các phiên bản khác nhau của trò chơi để kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nó được phát hành. Nếu trò chơi có nhiều chế độ chơi, ví dụ: Người mới bắt đầu, trung cấp hoặc nâng cao, người thử nghiệm phải chơi qua từng chế độ này từ đầu đến cuối để phát hiện ra bất kỳ lỗi nào.
Trong khi chơi, Game tester cố gắng phát hiện ra các lỗi ẩn bằng cách cố gắng thực hiện mọi động thái hoặc quyết định mà người chơi có thể đưa ra trong trò chơi. Thậm chí tester có thể cố gắng làm những điều trong trò chơi mà người chơi bình thường không thể, chẳng hạn như cố gắng bị mắc kẹt trong một bức tường hoặc bị phong tỏa trong trò chơi để tìm ra lỗi.
Sau khi lỗi được phát hiện, Game tester phải viết mô tả lỗi, bao gồm các bước để tái tạo lỗi, kết quả thực tế và kết quả mong muốn. Sau khi gửi thông tin này cho nhà phát triển game, game tester có thể được yêu cầu kiểm tra lại các phiên bản đã sửa đổi của trò chơi xem đã ổn định hay chưa.
>>> Xem thêm Những điều bạn cần biết nếu muốn theo đuổi ngành lập trình game
Kỹ năng cần có của một Game tester là gì?
Kỹ năng chính
- Khả năng qua sát chi tiết: Để làm công việc của một tester nói chung, đòi hỏi bạn phải có khả năng quan sát chi tiết tốt. Những kỹ năng này có thể sẽ được kiểm tra trong các cuộc phỏng vấn tìm việc làm.
- Kỹ năng tìm và khắc phục sự cố: Khi bạn pát hiện ra các lỗi, bạn cần phải có những giải pháp và đề xuất để khắc phục lỗi đó.
- Sự kiên nhẫn trong việc vì bạn sẽ phải test đi test lại một case.
- Khả năng phân tích: Nếu bạn đang cố gắng ứng tuyển tại một công ty mà ở đó người ta yêu cầu không chỉ test lỗi chỉ bằng những cú nhấp chuột. Điều đó nghĩa là gì? Nếu họ cung cấp cho bạn một tài liệu mô tả đề cập đến trò chơi sẽ chạy dưới dạng X và Y, bạn sẽ có thể viết các kịch bản thử nghiệm bao gồm các khía cạnh khác nhau của X và Y.
Kỹ năng khác
- Khả năng teamwork: Bạn sẽ không chơi game một mình trong phòng của bạn. Bạn đang làm việc với một nhóm chuyên gia cho một công ty để kiếm tiền. Nếu bạn đã làm việc với tinh thần đồng đội trước đây và biết cách có thể đạt được mục tiêu của nhóm thì điều này hoàn toàn ổn. Đừng là một trong những người đặt cái tôi lên trên mọi thứ khác vì bạn sẽ không tồn tại được lâu đâu. Bạn cũng cần hiểu rằng tester cung cấp dịch vụ cho các bộ phận khác trong công ty. Nói cách khác, những bộ phận này có thể được coi là khách hàng của bạn. Hãy làm cho khách hàng của bạn hài lòng và họ sẽ yêu thích bạn. Hãy làm việc với họ và bạn sẽ ra đi nhanh hơn so với thời gian hoàn thành công việc.
- Khả năng giao tiếp lời nói và văn bản tốt: Bạn cần viết một bản báo cáo hoàn chỉnh và giải thích hiệu quả những gì đã xảy ra. Công ty thường sẽ có một quy trình chính thức, bạn có thể cần phải viết các trường hợp thử nghiệm và tài liệu hóa chiến lược thử nghiệm của mình.
- Khả năng duy trì mối quan hệ công việc tốt với những người khác: Đây là điều bắt buộc đối với bất kỳ công việc nào. Về cơ bản, nó có nghĩa là khả năng làm việc với những người bạn thích cũng như những người bạn không thích.
- Đạo đức làm việc: rất quan trọng đối với một tester. Rất dễ dàng bỏ qua một lỗi và hy vọng không ai tìm thấy nó. Bạn phải làm cho mọi người thật sự tin tưởng khả năng của bạn.
- Khả năng đáp ứng thời hạn và làm việc dưới áp lực: Khi ngày phát hành đến gần, mọi thứ có thể trở nên bận rộn, sếp của bạn cần những người vẫn có thể làm việc tốt trong điều kiện như vậy.
Bất kể bạn làm tester trong lĩnh vực nào, kỹ năng và sở thích của bạn đều đóng một vai trò rất quan trọng. Hy vọng bài viết trên đây mang đến những thông tin hữu ích về Game tester là gì cũng như vai trò và kỹ năng cần có khi theo đuổi công việc này. Hãy sáng suốt lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp với hoàn cảnh và bản thân bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm: