FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Xu hướng tuyển dụng

Doanh nghiệp của bạn có phải đang là market leader

Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, market leader (người đứng đầu thị trường) là vị trí mà rất nhiều doanh nghiệp muốn hướng tới. Vậy market leader được tính như thế nào và làm thế nào để duy trì vị trí market leader? Những băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

1. Xác định doanh nghiệp của bạn có phải là market leader?

Market leader là một thuật ngữ chuyên ngành chỉ doanh nghiệp đang dẫn đầu một ngành nào đó trên thị trường, được tính bằng phần trăm thị phần (hay còn gọi là market share). Một market leader sẽ chiếm số thị phần lớn hơn 30% trên tổng số.

market-share.jpg

Sau đây sẽ là một ví dụ về cách tính thị phần. Giả sử doanh nghiệp của bạn đang làm trong ngành dệt. Tổng doanh thu của ngành này ở Việt Nam năm 2019 là 5 tỷ VNĐ. Doanh thu của bạn là 15 tỷ, vậy market share của bạn sẽ là 15/50 x 100% = 30% thì bạn đang là những người dẫn đầu thị trường. Ngoài ra, bạn cần so sánh thị phần của mình với những đối thủ mạnh trong cùng ngành để biết mình đang đứng ở vị trí số mấy. 5 tỷ ở trong ví dụ còn gọi là độ lớn của thị trường (market size).
Việc xác định thị phần không chỉ giúp bạn kiểm tra xem mình có đang là market leader không mà còn giúp doanh nghiệp có những chiến lược phù hợp để phát triển.

Thông thường, sẽ có 4 loại được chia ra thông qua thị phần:

+ Thị phần chỉ chiếm phần nhỏ (nhỏ hơn 5%) gọi là thị phần ngách (market niche)
+ Thị phần chiếm từ 5% đến 15% gọi là kẻ theo sau thị trường (market follower)
+ Thị phần chiếm từ 15% đến 30% gọi là kẻ thách thức (market challenger)
+ Thị phần chiếm trên 30% chính là market leader, vị trí doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được.

2. Là một market leader, doanh nghiệp cần có chiến lược như thế nào để giữ vững vị trí?

market-leader-words-pie-chart-top-winning-company-biggest-share-d-to-illustrate-business-field-competitors-40215071.jpg

Sau đây sẽ là hai chiến lược để một market leader có thể giữ vững vị trí của mình.

Bảo vệ thị phần và mở rộng

Khi doanh nghiệp của bạn đang dẫn đầu, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp khác muốn vượt lên trên để tranh giành vị trí market leader, đặc biệt là những doanh nghiệp thách thức (có thị phần bám sát với doanh nghiệp của bạn). Ngoài việc bảo vệ thị phần của mình, bạn cũng cần có những kế hoạch phản công bởi vì đối thủ sẽ dựa vào những lợi thế cạnh tranh (competitive advantage) của bạn về giá cả, chất lượng, dịch vụ để có thể cạnh tranh vị trí market leader với bạn.

Bảo vệ thị phần bao gồm việc bảo đảm các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ, giữ được lượng khách hàng cũ. Bạn có thể đưa ra những ưu đãi dành cho khách hàng hay sử dụng dịch vụ của mình.
Ví dụ: Khi làm thẻ thành viên của Vinmart, bạn sẽ được tích 3% số điểm để sử dụng cho những lần mua sau
Mở rộng thị phần bằng cách tăng doanh thu nhờ việc hợp tác với các đối tác.

Ví dụ nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh nước uống có ga như Cocacola, bạn có thể mở rộng sản xuất nước trái cây, hợp tác với những quán đồ ăn nhanh để tăng số người sử dụng nước giải khát, hay mở rộng phân khúc thị trường của doanh nghiệp (thay vì tập trung vào những bạn trẻ thì có thể mở rộng ra các bạn teen)
Tùy vào điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mà bạn chọn những phương án khác nhau để bảo vệ tốt thị phần của mình.

Mở rộng thị trường

Thị phần khác với thị trường ở chỗ là thị phần tính theo doanh thu của doanh nghiệp chia tổng doanh thu của cả ngành còn thị trường là nhu cầu sản phẩm của người tiêu dùng. Một market leader luôn phải cố gắng mở rộng thị trường.
Ví dụ: Nếu mỗi hộ gia đình cần mua 10 hộp sữa, có 10 hộ gia đình thì thị trường cần 100 hộp sữa.

Vậy làm thế nào để mở rộng tối đa thị trường? Sau đây sẽ là 3 cách phổ biến.

+ Tăng lượng người dùng mới: Bạn có thể đem sản phẩm của mình đi các thành phố khác để bán, thậm chí là xuất khẩu, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến được tay của càng nhiều người tiêu dùng thì thị trường càng lớn. Có thể thông qua các chiến dịch marketing để định vị hình ảnh, thương hiệu của bạn, khiến nó có mặt khắp mọi nơi, tăng độ nhận diện.
+ Công dụng mới (Tăng chất lượng sản phẩm) Bạn có thể cải thiện chất lượng sản phẩm của mình bằng cách thêm những dịch vụ bảo hành, thay đổi, nâng cấp sản phẩm. Một ví dụ điển hình của hãng Apple là liên tục cập nhật những phiên bản IOS trên máy, nâng cấp các dòng Iphone ngày càng chất lượng. Một ví dụ khác là thay vì chỉ bán một chiếc máy giặt, hãy thêm tính năng sấy kết hợp để người dùng tiện lợi hơn trong việc giặt giũ quần áo.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, tặng kèm để thu hút khách hàng.
+ Tăng số lần sử dụng: Doanh nghiệp có thể liên kết với các doanh nghiệp trái ngành để tăng sức cạnh tranh.

Ví dụ, Shopee là một sàn thương mại giao dịch điện tử liên kết với ví ngân hàng Airpay. Nhờ đó mà Airpay có số lần sử dụng nhiều hơn.
Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn đang tìm hiểu về market leader và market leader strategies!

Bài viết liên quan:

Xem thêm nhiều vị trí việc làm khác tại freeC

viec-lam-luong-cao-tai-freec

Related posts
Nhà Tuyển DụngXu hướng tuyển dụng

6 xu hướng tuyển dụng trong tương lai

Mẫu mô tả công việcXu hướng tuyển dụng

5 Bước viết JD hiệu quả và dễ dàng bằng sức mạnh của ChatGPT

Thu phục nhân tàiXu hướng tuyển dụng

9 Bước cải thiện Quy trình quản lý nhân sự thành công

Xu hướng tuyển dụng

Tiêu chí lựa chọn dịch vụ Headhunter phù hợp & uy tín

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *