FreeC Blog

Cách trả lời câu hỏi điểm yếu khi đi phỏng vấn hay nhất

Nếu bạn đang băn khoăn câu hỏi của nhà tuyển dụng “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”, hãy tham khảo bài viết bên dưới của freeC. Chúng tôi đã soạn sẵn cách trả lời câu hỏi điểm yếu khi đi phỏng vấn cho bạn hay nhất.

Cách trả lời câu hỏi điểm yếu khi đi phỏng vấn hay nhất

Hãy trung thực và chọn một điểm yếu thực sự của bạn mà nó sẽ không ngăn cản bạn thành công trong con đường sự nghiệp sắp tới. Kể về cách bạn đã làm việc để cải thiện điểm yếu của mình hoặc học một kỹ năng mới để bù đắp lại điểm yếu đó. Điều quan trọng là bạn đừng kiêu ngạo hoặc đánh giá thấp bản thân.

1. Chọn một điểm yếu mà không ngăn cản bạn thành công 

Khi nhà tuyển dụng hỏi về điểm yếu của bạn, nghĩa là họ muốn biết: 

Cuối cùng, bạn sẽ dùng câu hỏi điểm yếu để nói về cách bạn khắc phục nó như thế nào. Mọi người đều có điểm yếu nên nhà tuyển dụng không mong đợi bạn sẽ nói dối bản thân hoàn hảo. 

Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí viết bài quảng cáo mà vị trí đó không cần bạn phải có kỹ năng toán học, bạn có thể thừa nhận rằng:

“Tôi vật lộn với các con số và không có nhiều kinh nghiệm về phân tích dữ liệu. Mặc dù toán học không trực tiếp gắn liền với khả năng viết của tôi nhưng tôi tin rằng điều quan trọng là phải có hiểu biết cơ bản về Google Analytics để đảm bảo công việc của tôi hoạt động tốt. Cách tôi khắc phục điểm yếu này là tham gia các khóa học trực tuyến về phân tích dữ liệu”.

Với cách trả lời này, nhà tuyển dụng thấy rằng bạn nhận ra những điểm bản thân làm chưa tốt để phát triển; và họ sẵn sàng hướng dẫn khi bạn làm mà không có quá nhiều kinh nghiệm. Thái độ tự nhận thức được điểm yếu của mình sẽ giúp bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.  

Chọn một điểm yếu mà không ngăn cản bạn thành công
Reference: HKT Consultant

2. Trung thực và chọn một điểm yếu thật sự 

Câu trả lời theo chủ nghĩa hoàn hảo sẽ không hề tệ khi nói về điểm yếu của bạn; bởi vì đó không phải là điểm yếu thực sự. Tuy nhiên, về lâu dài, để cố gắng đạt được chủ nghĩa hoàn hảo sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức, chất lượng công việc giảm và bị trễ thời hạn (deadline). 

Kiệt sức là một trong những yếu tố lớn nhất làm giảm năng suất, doanh thu và mức độ gắn kết của nhân viên – tất cả đều iêu tốn tiền bạc, thời gian và tài năng của công ty. Thay vào đó, hãy chọn một điểm yếu thực sự mà bạn chắc chắn có thể khắc phục. 

3. Đưa ra một ví dụ về cách bạn cải thiện điểm yếu hoặc học một kỹ năng mới để khắc phục 

Những người quản lý tuyển dụng không mong đợi bạn khắc phục hoàn toàn điểm yếu trong thời gian ngắn. Mọi người đều có những lĩnh vực mà họ cần làm việc liên tục để trở nên chuyên nghiệp hơn.

Reference: VietnamBiz

4. Suy nghĩ về những điểm yếu trong cuộc sống của chính bạn 

Nếu bạn đóng vai một người khác kể về chính mình cho người tuyển dụng, họ có thể dễ hình dung bạn sẽ làm những gì khi được nhận vào làm việc. Đương nhiên là không chỉ nói về điểm yếu.

Ví dụ, nếu bạn người hướng nội nói về điểm yếu của bản thân. Bạn có thể nói rằng điểm yếu của bạn là việc dành thời gian yên tĩnh khiến bạn khó chấp nhận rủi ro và biến cố. Khi bạn có thể tự nói về điểm yếu như thế này; nó cho thấy rằng bạn hiểu hướng cải thiện bản thân với hiệu quả công việc.

5. Nhìn nhận lại bản thân và chia sẻ lần nhờ sự trợ giúp từ người khác 

Nhìn chung, phát triển là một phần của cuộc sống. Hãy nghĩ về những người mà bạn đang học hỏi. Hãy tự hỏi những người đó có đặc điểm gì và bạn có thể cần phải làm gì để đạt được điều đó. 

Khi bạn nói về cách bạn cải thiện điểm yếu của mình, người phỏng vấn sẽ có cái nhìn sơ lược tích cực về nhận thức của bạn, bao gồm: 

Thường xuyên nhìn nhận lại bản thân để khắc phục điểm yếu. Khai thác điểm yếu của bạn cho người phỏng vấn thấy rằng, bạn có thể giải quyết vấn đề khi câu trả lời chưa rõ ràng.  

Chia sẻ ngắn gọn một ví dụ về lần bạn nhờ ai đó giúp đỡ do việc đó là điểm yếu của bạn. Điều này giúp cho nhóm tuyển dụng hình dung một bức tranh rõ ràng về cách bạn sẽ làm việc với đội nhóm để cân bằng điểm yếu đó. 

Reference: Cuocsong

6. Đừng kiêu ngạo và cũng đừng đánh giá thấp bản thân 

Điều quan trọng nhất bạn có thể đề cập đến điểm yếu khi đi phỏng vấn là thể hiện sự tự tin trong trong câu trả lời của bạn. Hoặc nếu bạn không có nhiều tự tin, tôi vẫn cho rằng bạn thành thật với câu trả lời của mình. Không cần phải cảm thấy xấu hổ về điều gì đó mà bạn không giỏi, miễn là bạn đang cố gắng để trở nên tốt hơn. 

Dưới đây là những ví dụ về cách bạn có thể trả lời “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?” và tại sao chúng hoạt động. 

Danh sách các điểm yếu khi phỏng vấn xin việc 

1. Thiếu kiên nhẫn 

Mẫu trả lời điểm yếu khi đi phỏng vấn:

“Tôi không có nhiều kiên nhẫn khi làm việc với một nhóm – tôi cực kỳ tự cao. Vì vậy rất khó khi tôi cần dựa vào người khác để hoàn thành công việc của mình. Đó là lý do tại sao tôi bị hấp dẫn bởi một bản mô tả yêu cầu tinh thần làm việc độc lập. Tuy nhiên, tôi đã cố gắng cải thiện điểm yếu này bằng cách đăng ký tham gia các hội thảo xây dựng nhóm. Tôi thường làm việc độc lập, nhưng điều quan trọng là tôi phải học cách tin tưởng đồng nghiệp của mình và yêu cầu sự trợ giúp từ họ khi cần thiết”. 

Bên trên là mẫu trả lời hữu ích, vì điểm yếu đó không cản trở bạn thực hiện tốt công việc, vì đây là một công việc không dựa vào teamwork (làm việc nhóm) để hoàn thành. Ngoài ra, bạn thể hiện mong muốn cải thiện điểm yếu của mình, đây là một kỹ năng quan trọng ở nơi làm việc. 

Nguồn ảnh: The Hans India

2. Thiếu tổ chức 

Câu trả lời mẫu: 

“Tôi có đấu tranh với sự tổ chức, sắp xếp. Mặc dù nó chưa bao giờ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của tôi, nhưng tôi đã nhận thấy bàn làm việc và hộp thư điện tử lộn xộn vẫn ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Từ thời điểm đó đến nay, tôi đã học cách dành thời gian để sắp xếp không gian vật lý và không gian mạng của mình, tôi đã thấy nó cải thiện mức độ hiệu quả của tôi trong suốt cả tuần” 

Sự thật, rất nhiều người có bàn làm việc lộn xộn. Câu trả lời này là một điểm yếu có thể liên quan và có thể khắc phục được. Bạn lưu ý rằng sự vô tổ chức không ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc của bạn; nhưng bạn cũng thừa nhận rằng nó có thể khiến bạn làm việc kém hiệu quả hơn. 

Để đảm bảo đang hoạt động ở mức 100%, bạn đề cập đến các bước mà bạn đã làm để cải thiện kỹ năng tổ chức của mình chỉ vì mục đích tự cải thiện, điều này cho thấy mức độ trưởng thành và tự nhận thức. 

3. Ôm đồm quá nhiều việc 

Câu trả lời mẫu: 

“Tôi cảm thấy khó chịu khi công việc của tôi chưa được hoàn thành; và đôi khi có thể cảm thấy mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn nữa. Tuy nhiên, khi trở thành người quản lý trong vai trò của mình, điều quan trọng là tôi phải học cách ủy thác công việc. Để không cảm thấy quá tải, tôi đã triển khai hệ thống quản lý dự án để dễ giám sát và ủy thác công việc hiệu quả”. 

Câu trả lời này thể hiện bạn là người có khả năng thích học hỏi và linh hoạt trong công việc. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy bạn là một người quan tâm đến sự phát triển lâu dài. Ngoài ra, bạn có thể thể nói về thành công trước đây với khả năng lãnh đạo của bản thân, bất chấp điểm yếu.

Nguồn ảnh: Amjad Khanche

4. Sự rụt rè 

Mẫu trả lời điểm yếu khi đi phỏng vấn: 

“Tôi e dè trong việc góp ý xây dựng cho đồng nghiệp (hoặc người quản lý) vì sợ làm họ tổn thương hoặc hiểu lầm. Tuy nhiên, ở vai trò cuối cùng, đồng nghiệp của tôi đã yêu cầu tôi góp ý và chỉnh sửa một số nội dung của anh ấy. Qua lần đó, tôi nhận ra rằng phản hồi sẽ hữu ích và tử tế khi mình dùng nó đúng cách”. 

Câu trả lời này hoạt động vì bạn đã giải thích cách bạn có thể biến điểm yếu thành điểm mạnh thông qua trải nghiệm thực tế. Thông thường, sự rụt rè có thể được coi là một khuyết điểm ở nơi làm việc, đặc biệt nếu một vai trò yêu cầu ai đó cung cấp phản hồi cho người khác. Trong trường hợp này, bạn có thể chứng minh rằng sự rụt rè có thể được sử dụng như một sức mạnh như thế nào, thông qua việc suy nghĩ và thực hành một cách chu đáo. 

5. Thiếu đồng cảm

Câu trả lời mẫu: 

“Bản tính thẳng thắn, bộc trực đã giúp tôi thành công trong những năm qua với tư cách là người quản lý nhóm; bởi vì tôi có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả và mọi người thường đánh giá cao sự trung thực của tôi. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng sự thẳng thắn không phải lúc nào cũng tốt khi phản hồi với nhân viên. Để khắc phục điều này, tôi đã cố gắng phát triển sự đồng cảm và tạo mối quan hệ sâu sắc với cấp dưới. Ngoài ra, tôi đã tham gia một khóa học quản lý lãnh đạo trực tuyến và làm việc với giáo sư để phát triển khả năng phản xạ”. 

Những khía cạnh trong tính cách đôi khi giúp ta hoàn thành tốt công việc này, nhưng ngược lại với công việc khác. Đó là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cần phải thể hiện sự ý thức về nó và cách bạn giải quyết vấn đề. 

Trong ví dụ trên, trước tiên bạn giải thích bản chất thẳng thắn cho phép bạn thành công trong những tình huống nhất định. Sau đó, bạn nói rằng bạn hiểu sự thẳng thắn đó có thể bị xem là THIẾU ĐỒNG CẢM  và đưa ra ví dụ về cách bạn đã cố gắng giải quyết vấn đề này. Cuối cùng, đề cập đến sự nhận thức về cách người khác nhìn nhận bạn. Điều đó chứng tỏ bạn có trí tuệ cảm xúc cao – tài sản của người lãnh đạo nhóm.

Nguồn ảnh: Forbes

6. Sợ nói trước đám đông 

Câu trả lời mẫu: 

“Nói trước đám đông khiến tôi lo lắng. Mặc dù tôi không cần phải cần làm như vậy nhiều trong vai trò là nhà thiết kế web; nhưng tôi vẫn cảm thấy rằng đó là một kỹ năng quan trọng – đặc biệt là khi tôi muốn đưa ra ý kiến của mình trong một cuộc họp. 

Để khắc phục điều này, tôi đã nói chuyện với người quản lý của mình và cô ấy khuyên tôi nên nói chuyện tại mỗi cuộc họp nhóm trong vài phút về tiến trình, thời hạn và mục tiêu dự án của chúng tôi khi phát triển trang web cho khách hàng. Thực hành này đã giúp tôi thoải mái hơn và coi việc nói trước đám đông là một cơ hội để giúp các thành viên trong nhóm thực hiện tốt công việc”. 

Trong ví dụ này, bạn đề cập đến một kỹ năng bạn thiếu nhưng đó một kỹ năng mà bạn vẫn đang cố gắng cải thiện. Điều này cho thấy mong muốn của bạn phát triển công việc tốt hơn, điều này thật đáng ngưỡng mộ. Ngoài ra, thật ấn tượng nếu bạn thể hiện rằng bạn sẵn sàng liên hệ với người quản lý của mình về những lĩnh vực mà bạn muốn cải thiện, thay vì đợi người quản lý đề xuất những điều đó cho bạn. Nó thể hiện mức độ tham vọng và sự trưởng thành về chuyên môn. 

7. Kỹ năng phân tích dữ liệu yếu 

Câu trả lời mẫu: 

“Tôi không giỏi phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, tôi nhận ra lỗ hổng này có thể khiến tôi không biết tính hiệu quả của nội dung đang viết. Trong vai trò cuối cùng của mình, tôi đã tổ chức cuộc họp với giám đốc SEO để thảo luận về cách các bài trên blog hoạt động và phân tích về chúng. Ngoài ra, tôi đã nhận được chứng chỉ Google Analytics và tôi muốn phân tích dữ liệu liên quan đến blog của chúng tôi thường xuyên. Tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều khi phân tích dữ liệu thông qua những phần mềm này”.

Trong ví dụ trên, bạn thể hiện sự mong muốn về bản thân vượt qua bản mô tả công việc và tích cực tìm giải pháp. Với cách trả lời này, nhà tuyển dụng thấy rằng bạn luôn quan tâm đến chất lượng và lợi ích của công ty.

Nguồn ảnh: G2

8. Lưỡng lự 

Mẫu trả lời điểm yếu khi đi phỏng vấn: 

“Đôi khi tôi phải vật lộn với sự mơ hồ và đưa ra quyết định khi không có định hướng rõ ràng. Tôi đến từ một môi trường luôn đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng và trực tiếp. Tôi có một đội ngũ và làm việc cực kỳ năng suất nhưng tôi không thể đưa ra quyết định trong lúc cần nhất. Tôi đang giải quyết vấn đề này bằng cách dựa vào kinh nghiệm của mình và thực hành lắng nghe bản thân”.

Câu trả lời này là hợp lý bởi vì bạn đang chứng minh rằng bạn có thể vừa trở thành nhà lãnh đạo, vừa rèn giũa kỹ năng lãnh đạo. Không sao cả khi không biết phải làm gì trong lúc này. Thừa nhận rằng bạn dựa vào khả năng lãnh đạo, cho thấy bạn có thể là người đi sau khi cần; nhưng việc biết khi nào nên đi đầu cũng rất quan trọng. Với câu trả lời này, bạn đang cho thấy rằng bạn sẽ nỗ lực rất nhiều để đưa ra quyết định quyết đoán. 

9. Tự phê bình nghiêm khắc 

Câu trả lời mẫu: 

“Tôi tự hào về việc tạo ra tác phẩm tốt, nhưng tôi cảm thấy mình phải vật lộn với bản thân để cảm thấy hài lòng hơn với nó. Điều này đã dẫn đến tình trạng kiệt sức trong quá khứ. Tuy nhiên, tôi đã bắt đầu chống lại tiếng nói bên trong này bằng cách chăm sóc bản thân trước và sau giờ làm việc. Tôi cũng đang học cách nhận ra khi nào sự tự phê bình của tôi là đúng và khi nào tôi cần bác bỏ nó”.

Câu trả lời trên cho thấy cũng hiệu quả bởi vì:

Nguồn ảnh: US News Health

10. Quản lý vi mô 

Câu trả lời mẫu: 

“Tôi từng làm việc trong những ngành mà tôi phải xây dựng nền tảng đạo đức tốt cho nhân viên của mình. Phong cách đào tạo này đã ăn sâu vào tôi đến nỗi tôi quên mất việc phân biệt ai có thể cần sự huấn luyện đó và ai không. Tôi đã đọc sách về ủy quyền và xây dựng nhóm hiệu quả để khắc phục khuyết điểm này. Một kỹ thuật phù hợp với tôi là đảm bảo với bản thân rằng nếu tôi đặt những kỳ vọng rõ ràng thì nhóm của tôi sẽ làm theo. Tôi cũng đã học cách tin tưởng các thành viên trong nhóm của mình”.

Câu trả lời này phù hợp nhất nếu bạn đã từng ở vị trí lãnh đạo trước đây và đang ứng tuyển vào vai trò quản lý. Mặc dù bạn đã quen với việc điều hành nhóm theo một cách cụ thể, nhưng bạn thừa nhận khi phương pháp đó không còn hiệu quả, bạn sẵn sàng tìm một phương án tốt hơn. 

11. Nói nhiều 

Câu trả lời mẫu: 

“Tôi thích phát triển mối quan hệ với đồng nghiệp bằng cách tham gia vào cuộc trò chuyện và đó là một kỹ năng xây dựng nhóm tuyệt vời. Tuy nhiên, tôi có thói quen tiếp tục cuộc trò chuyện đến mức có thể khiến các đồng nghiệp khác mất tập trung. Kể từ đó, tôi đã học được rằng có nhiều cách khác để kết nối với đồng nghiệp; và nếu tôi hỏi thăm họ, tôi cần nói ngắn gọn và chuyển hướng trở lại công việc của mình”. 

Câu trả lời này hiệu quả vì nó cho thấy bạn nhận thức được xu hướng nói nhiều có thể gây mất tập trung ở nơi làm việc. Cần rất nhiều can đảm để thừa nhận điều đó. Nó cũng cho thấy bạn sẵn sàng phát triển mối quan hệ với đồng nghiệp nhưng không phải trả giá bằng năng suất. 

Nguồn ảnh: canadianielts

12. Khó duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống 

Câu trả lời mẫu: 

“Tôi đã phải vật lộn với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đặc biệt là sau khi tôi bắt đầu làm việc từ xa trong đại dịch. Điều này làm tôi căng thẳng đến mức năng suất của tôi bị giảm và tôi không thể làm việc hết sức mình. Bởi vì tôi muốn tiếp tục làm việc từ xa, tôi đã bắt đầu thiết lập thời gian bắt đầu và kết thúc rõ ràng. Tôi đã thấy sự cải thiện về mức độ tập trung của mình trong giờ làm việc”. 

Câu trả lời này hiệu quả bởi vì nó không chỉ nói, “Tôi làm việc rất nhiều, vì vậy cuộc sống gia đình của tôi gặp khó khăn.” hoặc “Tôi làm việc rất nhiều đến mức kiệt sức, và tôi nhận ra rằng tôi cần phải sắp xếp một ngày của mình”. Nếu bạn đã phải vật lộn với các vấn đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống trong quá khứ, điều quan trọng là phải nêu rõ cách bạn khôi phục lại sự cân bằng đó như thế nào và nó có ảnh hưởng đến công việc của bạn. 

Có điểm mạnh trong mỗi điểm yếu 

Bất kể ở những mặt nào thì đằng sau mọi điểm yếu đều có một điểm mạnh. Sức mạnh nằm ở cách bạn khắc phục điểm yếu. Nói về sự phối hợp với đồng đội của bạn để tạo ra kết quả tốt để chứng tỏ bạn làm việc nhóm hiệu quả và biết cách sử dụng tốt nguồn lực sẵn có. Tham gia các khóa học phát triển chuyên môn cho thấy rằng bạn sẵn sàng cải thiện yếu điểm. 

Bất kể bạn áp dụng cách trả lời nào về điểm yếu khi đi phỏng vấn bên trên của blog.freec.asia, nhà tuyển dụng sẽ sẵn lòng giúp bạn phát triển về điều đó trong công việc.

Có thể bạn quan tâm:

Exit mobile version