Giải pháp tuyển dụng đột phá tich hợp công nghệ AI

Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV

Bạn băn khoăn không biết nên viết điểm mạnh điểm yếu trong CV như thế nào phải không? Nếu đúng như vậy, hãy đọc ngay bài viết bên dưới của freeC. Là những người có thâm niên trong ngành tuyển dụng, chúng tôi đã chia sẻ cho nhiều cho bạn trẻ biết nên lựa điểm mạnh và điểm yếu nào trình bày trong CV.

Cách tự đánh giá điểm mạnh để đưa vào CV 

Đa phần các ứng viên sẽ bắt đầu bằng việc suy nghĩ xem họ giỏi những gì, có tài năng ở lĩnh vực nào. Dưới đây, freeC đã chia ra nhiều kiểu sở trường mà bạn có thể tham khảo như sau: 

Hầu hết mọi người thường nghĩ về điểm mạnh trước tiên. Tuy nhiên, điểm mạnh cũng có nhiều loại khác nhau và bạn có thể phân chia thành:

1. Kỹ năng chuyên ngành (kỹ năng cứng) 

Những kỹ năng này là điều mà bạn đã tích lũy trong nhiều năm qua khi còn đi học, đi đào tạo và làm việc liên quan tới chuyên ngành. Những kỹ năng này rất quan trọng trong quá trình xin việc và có thể bao gồm cả những phần mềm hay công cụ đặc thù nào đó. 

điểm mạnh điểm yếu trong CV
Nguồn ảnh: Thebalancecareers

2. Kỹ năng cá nhân (kỹ năng mềm) 

Kỹ năng mềm bao gồm những kỹ năng bẩm sinh mà bạn có, như: bạn có thể là một người giao tiếp trôi chảy và tự nhiên như các diễn giả ngay cả khi chưa qua đào tạo; hoặc bạn là một người cẩn thận, luôn chú ý đến từng chi tiết nhỏ giúp công việc được hoàn thiện một cách tốt nhất. 

3. Kỹ năng chuyển đổi 

Đây là những kỹ năng mà bạn có thể đã áp dụng trong quá khứ mà vẫn có thể áp dụng luôn ở vị trí sắp tới, không nhất thiết phải liên quan tới chính chuyên ngành này.

Mặc dù các ứng viên hay có xu hướng muốn liệt kê tất cả những kỹ năng nói trên vào CV nhưng điều này sẽ làm phản tác dụng. Vì thế, bạn chỉ nên đưa những thông tin và kỹ năng liên quan đến công việc vào CV.

Điểm mạnh nào ở ứng viên mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm? 

Khi viết CV, ứng viên phải đọc kỹ mô tả, yêu cầu công việc để dựa vào đó mà xác định đâu là các điểm mạnh của mình; đặc biệt là những điểm mạnh có kèm các dẫn chứng cụ thể. 

Giả sử chúng ta có một sơ đồ Venn về vấn đề tìm việc làm, thế mạnh của bạn và nhu cầu của người sử dụng lao động sẽ giao nhau tại một điểm, nghĩa là hai bên đều có điểm chung, bên này có và bên kia cũng đang cần. 

Từ đó, bạn có thể loại ra bớt những điều không liên quan, không có tính ứng dụng trong nghề nghiệp sắp tới của bạn. Bởi lẽ, nếu chỉ chăm chăm liệt kê mà không chắt lọc, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng bối rối về ý định nghề nghiệp của bạn qua chiếc CV chứa nhiều thông tin thừa và không đúng trọng tâm. 

Mỗi công ty khác nhau sẽ có những yêu cầu về kỹ năng khác nhau. Dù vậy, nhiều công ty hiện nay vẫn rất trông đợi từ ứng viên những kỹ năng đặc biệt sau:

Sự uy tín 

Dù bạn làm việc ở bất kỳ vị trí nào thì đều phải đáp ứng đủ các tiêu chí kỷ luật, chuyên nghiệp và tận tâm. 

Giao tiếp 

Bạn sẽ cần dùng đến kỹ năng giao tiếp hằng ngày trong mọi công việc, từ viết email đến tham gia các cuộc họp cũng như các khóa đào tạo nhân viên mới. 

Tư duy phản biện 

Nếu cấp trên của bạn không thể thu thập & phân tích dữ liệu, kết luận và đưa ra các giải pháp phù hợp thì công ty đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Tư duy phản biện là một trong những yếu tố điển hình của những người chủ động trong công việc, biết ra quyết định và có kỹ năng giải quyết vấn đề. 

Cách viết điểm mạnh vào CV ấn tượng nhà tuyển dụng? 

Khi đã xác định được điểm mạnh nổi trội, bạn cần tìm ra cách thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng qua việc trình bày chúng trong CV.

Nếu chỉ đơn thuần liệt kê các kỹ năng thì CV của bạn sẽ trở nên nhàm chán, không thể hiện được những giá trị mà bạn có thể đóng góp cho công ty. Mặt khác, hãy nhớ viết thêm vào CV những lời đánh giá hoặc các giải thưởng bạn đã đạt được; cũng như những thông tin về tài liệu đào tạo mà bạn đã tự phát triển, nhằm tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. 

Để dẫn chứng của bạn thêm phần thuyết phục, bạn nên chú trọng vào các kết quả mà chúng mang lại như các số liệu hoặc sự đánh giá tích cực từ đồng nghiệp.

Hãy viết ra một cách ngắn gọn, súc tích và liền mạch. Đừng cố gắng viết quá dài và hãy sử dụng thêm các dấu đầu dòng để chúng trông dễ nhìn hơn. 

Có nên viết thêm điểm yếu trong CV không?
điểm mạnh điểm yếu trong CV. Nguồn ảnh: thegioididong

>>> Để có một CV ấn tượng, tham khảo ngay công cụ tạo CV online được cung cấp bởi freeC

Có nên viết thêm điểm yếu trong CV không?

CV không phải là nơi để chúng ta bàn luận về những điểm yếu. Hãy nhớ rằng CV là một công cụ quan trọng giúp nhà tuyển dụng nhớ những TỪ KHÓA ngắn gọn về bạn. Họ không thể hiểu hết về bạn chỉ qua 1 tờ CV mà sẽ để dành cho buổi phỏng vấn và những bài kiểm tra chuyên môn. 

Bạn cũng nên biết rằng chỉ cần thiếu đi một kỹ năng chuyên môn cũng sẽ khiến cho bạn vụt mất cơ hội được gọi đi phỏng vấn. Vì vậy, bạn đừng cố gắng làm bật điểm yếu.

Dù vậy, điều đó cũng không có nghĩa rằng bạn sẽ cố gắng giấu đi những gì bản thân còn thiếu sót hoặc gian dối trong chính CV của mình. Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất mà ứng viên có thể mắc phải. 

Điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị một tâm lý bình tĩnh, sẵn sàng đưa ra giải pháp cho các điểm yếu của bản thân. Tóm lại, CV của bạn không nên là thứ sẽ “dìm” bạn xuống mà nó làm nổi bật các ưu điểm để giúp bạn có một việc làm tốt trong tương lai. Thay mặt đội ngũ blog.freec.asia chúc bạn có một CV ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng với “chất” riêng của bạn.

Có thể bạn quan tâm:

freeC Asia

Giải pháp tuyển dụng đột phá tích hợp công nghệ AI
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!
Bài viết này mang đến giá trị cho bạn chứ?
Hãy đăng ký để đón xem nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC nhé!
Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!