Khi xin việc, chứng chỉ công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong hồ sơ năng lực của bạn. Thông qua các chứng chỉ này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá về quá trình học tập và rèn luyện của bạn khi theo học ngành CNTT. Vậy bạn nên có những chứng chỉ nào? Hãy cùng freeC tham khảo để hiểu rõ hơn về những loại chứng chỉ này nhé.
Chứng chỉ công nghệ thông tin là gì?
Chứng chỉ công nghệ thông tin là giấy xác nhận bạn đã tốt nghiệp hoặc hoàn thành một khóa đào tạo về Công Nghệ Thông Tin (CNTT). Các tổ chức này có thể là trường học; trung tâm, cơ sở đào tạo có cấp phép. Để nhận được chứng chỉ, học viên cần nắm toàn bộ kiến thức, cũng như vượt qua bài kiểm tra của đơn vị giáo dục.
Vai trò của chứng chỉ CNTT
Thông qua chứng chỉ CNTT, nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ hơn những kỹ năng mà người ứng tuyển có được. Để đánh giá xem có phù hợp với vị trí tuyển dụng mà họ đang cần không? Do đó, chứng chỉ CNTT không chỉ để làm đẹp hồ sơ mà nó còn là những loại giấy tờ quan trọng. Để giúp bạn khẳng định năng lực; kỹ năng và tư duy của bản thân khi đi xin việc.
Đặc biệt, nếu muốn gắn bó lâu dài với ngành CNTT và có được những bước tiến ổn định hơn về sự nghiệp thì những chứng chỉ này sẽ giúp bạn có cơ hội thăng chức và sở hữu mức lương cao.
>>> Xem thêm Top 30 Công ty công nghệ thông tin Việt Nam
Danh sách các loại chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản và nâng cao
Có rất nhiều loại chứng chỉ CNTT để bạn phấn đấu. Tuy nhiên, tùy theo ngành học, bạn sẽ lựa chọn các loại chứng chỉ phù hợp để phục vụ cho công việc sau này của mình.
Chứng chỉ công nghệ thông tin MCITP
MCITP là chứng chỉ do Microsoft cấp. Nó có tác dụng chứng minh năng lực; khả năng lập trình và quản trị của người được cấp. MCITP được xem là tờ giấy thông hành quan trọng để bạn thể hiện năng lực đối với nghề.
Không dễ để nhận được chứng chỉ MCITP. Các ứng viên phải trải qua rất nhiều kỳ thi năng lực do chính Microsoft đưa ra. Mọi chương trình từ lập trình cho tới quản trị hệ thống; quản trị máy chủ; dữ liệu đều cần phải nắm chắc và rõ thì mới có thể vượt qua và được cấp chứng nhận.
Chứng chỉ MCTS
Để chứng minh là một chuyên gia công nghệ đích thực của Microsoft, bạn cần phải được xin được MCTS. Đây là loại chứng chỉ hành nghề công nghệ thông tin mà bạn cần đạt được. Sau khi nhận được chứng chỉ này, bạn đã nắm chắc các kỹ năng cần thiết như cài đặt, xử lý và bảo trì công nghệ.
MCTS có rất nhiều loại giấy phép được phân chia theo từng loại kỹ năng riêng biệt như chứng chỉ MCTS về quản trị máy chủ; tạo cơ sở dữ liệu… Bạn cũng có thể hoàn thành và nhận chứng chỉ khác theo từng loại kỹ năng cụ thể.
>>> Xem thêm Top diễn đàn công nghệ thông tin lớn nhất hiện nay
Chứng chỉ công nghệ thông tin Security+
Theo đuổi lĩnh vực CNTT, chắn hẳn các bạn đều biết bảo mật là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì vậy, để nhận được chứng chỉ Security+ không hề đơn giản. Đây là chứng nhận đánh giá những kiến thức, kỹ năng bảo mật căn bản mà người làm nghề CNTT cần nắm được. Việc bảo mật bao gồm cả bảo mật mạng, hạ tầng,.. Chứng chỉ này chỉ được cấp cho những người hoạt động CNTT với ít nhất 2 năm kinh nghiệm.
Security+ rất cần thiết cho những người tham gia công việc quản lý dữ liệu cho khách hàng; nhất là quản lý các dữ liệu nhạy cảm. Để có được chứng chỉ Security+, ứng viên phải trải qua kỳ thi.
Chứng chỉ công nghệ thông tin MCPD
MCPD là tên viết tắt của cụm từ Microsoft Certified Professional Developer. Đây là chứng chỉ công nhận khả năng duy trì và xây dựng giải pháp phần mềm khi sử dụng Microsoft .NET Framework 3.5 và Visual Studio 200.
Loại chứng chỉ công nghệ này được chia làm 3 cấp độ. Mỗi một cấp độ sẽ có một kỳ thi sát hạch khác nhau. Trong đó, cấp độ Enterprise Applications Developer 3.5 cần tới 2 kỳ thi để được công nhận và cấp chứng chỉ. Hai cấp độ còn lại là Enterprise Applications Developer 3.5 và Windows Developer 3.5, ASP.NET Developer 3.5 thì chỉ cần trải qua 1 kỳ thi là được.
>>> Xem thêm Tuyển dụng ngành công nghệ thông tin
Chứng chỉ công nghệ thông tin CCNA
CCNA là tên viết tắt của chứng chỉ chuyên gia mạng Cisco Certified Internetwork Expert- CCIE. Đây là loại chứng chỉ công nghệ thông tin có giá trị nhất trong số các loại chứng chỉ mạng Cisco. Tuy nhiên, giấy phép cơ bản về công nghệ mạng CCNA – Cisco Certified Network Associate có tính thiết thực hơn. Để thuê hoặc đào tạo CCIE thường khó khăn đối với công ty, doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện thực hiện.
Thông thường, các tổ chức nhỏ sẽ cần sử dụng những người sở hữu chứng chỉ CCNA. Bởi đây là giấy phép chứng nhận kiến thức nền tảng cơ bản trong việc thiết lập và quản trị mạng của Cisco.
Chứng chỉ A+
Đây là loại chứng chỉ công nghệ thông tin của CompTIA. Thông qua chứng chỉ này, đơn vị tuyển dụng sẽ biết được rằng ứng viên ứng tuyển là người đã có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ xử lý hệ thống máy tính. Đây là kỹ năng mà ngày càng ít người đáp ứng được. Nhất là mảng kỹ năng hỗ trợ và kiến thức chuyên sâu về phần cứng. Tuy khó tìm được ứng viên sở hữu chứng chỉ này nhưng đây lại là loại kỹ năng thiết yếu mà các doanh nghiệp cần để duy trì mọi hoạt động của đơn vị ổn định .
Đối với những đơn vị có nhu cầu tuyển dụng nhân sự CNTT với nhiệm vụ bảo trì và xử lý mọi trục trặc do máy tính hoặc do mạng gây ra thì người có chứng chỉ A+ sẽ được ưu tiên. Do họ phù hợp hơn khi có năng lực khẳng định thông qua việc được nhận chứng chỉ A+.
Chứng chỉ công nghệ thông tin PMP
PMP chính là giấy phép chứng minh cho kỹ năng cũng như một số hoạt động chuyên môn đặc biệt khác liên quan đến CNTT. Đó chính là kỹ năng chuyên gia quản lý dự án, tổ chức.
Có được chứng chỉ công nghệ thông tin này sẽ giúp cho các ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng. Bởi chứng chỉ PMP sẽ giúp đánh giá năng lực quản lý dự án; thực thi; lập kế hoạch hay tổ chức dự án… Chứng chỉ này chỉ được cấp khi ứng viên đã có từ 3-5 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý dự án.
Chứng chỉ MCSE, MCSA
Cả hai loại chứng chỉ MCSE, MCSA đều là những loại chứng chỉ CNTT có giá trị. Nếu như MCSE là chứng chỉ về kỹ sư hệ thống thì MCSA lại là quản trị hệ thống.
Chỉ những ứng viên đáp ứng được các yêu cầu như biết thiết kế và biết tiến hành quản trị ứng dụng dựa trên nền tảng Microsoft 2000 Windows Server thì mới được dự thi lấy chứng MCSE. Để lấy được chứng chỉ này, ứng viên phải trải qua 7 kỳ thi khác nhau có liên quan tới hệ thống mạng cũng như hệ điều hành của thiết bị và của máy khách.
Riêng chứng chỉ công nghệ thông tin MCSA sẽ chỉ cấp cho những ứng viên có đủ các kỹ năng về quản lý và xử lý môi trường mạnh dựa trên nền tảng Windows. Để lấy được chứng chỉ MCSA, ứng viên phải thi qua 2 kỳ thi đó là thi về điều hành máy tính và hệ thống mạng.
Trên nền tảng Windows, các chứng chỉ kể trên có thể bị thay thế. Nhưng đây vẫn là các chứng chỉ có tác dụng đo lường mọi kiến thức nền tảng mà ứng viên có được.
Chứng chỉ CISSP
CISSP là chứng chỉ chuyên gia bảo mật hệ thống. Đây là loại chứng chỉ chứng minh năng lực bảo mật độc lập của người được cấp. Người nhận được tín chỉ đã có kiến thức sâu rộng về việc bảo mật vật lý cũng như bảo mật mạng tốt hơn.
Chỉ những người có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về mảng bảo mật CNTT mới được tham gia thi chứng chỉ công nghệ thông tin CISSP. Chứng chỉ này do American National Standards Institute – ANSI – viện tiêu chuẩn quốc tế của Mỹ cấp.
Chứng chỉ Linux+
Linux+ là một trong số những chứng chỉ CNTT cũng rất quan trọng. Bởi người có sự am hiểu về Linux; mới được công nhận năng lực về mảng này. Giấy chứng nhận này do CompTIA cấp.
Những người có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế CNTT Linux ít nhất 6 tháng; và có nền tảng cơ bản về cách thức vận hành máy chủ; máy khách sẽ được tham gia cấp chứng chỉ Linux+.
Chứng chỉ VCP – DCV
VCP – DCV là loại chứng chỉ được Vmware chứng nhận. Giấy công nhận này thể hiện kỹ năng cũng như chuyên môn về việc sử dụng kỹ thuật ảo hóa của nguồn dữ liệu trung tâm. Đây là loại chứng chỉ công nghệ thông tin kết hợp 2 trong 1 giữa quản lý đám mây và mạng data theo hình thức truyền thống.
Ứng viên muốn nhận được VCP – DCV cần có ít nhất 6 tháng kinh nghiệm và nắm chắc vốn kiến thức về mảng Domain Name System. Ngoài ra, cần phải có thêm hiểu biết sâu rộng về VMware – cơ sở hạ tầng.
Chứng chỉ CISA
Chứng chỉ công nghệ thông tin CISA dành cho các chuyên gia kiểm định mảng CNTT. Đây là loại giấy chứng nhận được hiệp hội kiểm toán, kiểm soát ISACA phát hành. Ứng viên tham gia thi chứng chỉ CISA phải trải qua bài kiểm tra đánh giá chuyên môn theo đúng quy trình IS đưa ra. Qua đó, kiểm tra được khả năng báo cáo cũng như truy cập mà ứng viên cần phải nắm rõ.
Ứng viên cần có kinh nghiệm trong mảng kiểm soát, kiểm toán từ 5 năm kinh nghiệm trở lên thì mới có thể đủ điều kiện dự thi chứng chỉ CISA. Bên cạnh đó, việc duy trì được loại chứng chỉ này cần phải có ít nhất 20 báo cáo khóa học CPE hằng năm. Bởi thời hạn của giấy công nhận này chỉ trong vòng 3 năm là hết hạn.
Ngoài các chứng chỉ công nghệ thông tin kể trên. Tùy theo ngành học, lĩnh vực hoạt động, ứng viên có thể tham khảo và dựa trên năng lực để sở hữu thêm một loại chứng chỉ khác như CEH, PMP, CCNA, CRISC, MCITP…
Câu hỏi thường gặp
Có chứng chỉ nào không hết hạn không?
Có một số loại chứng chỉ công nghệ thông tin có hiệu lực vĩnh viễn. Tuy nhiên, vẫn có loại có hiệu lực 3 năm như CISA. Sau thời gian hết hiệu lực, nếu ứng viên muốn gia hạn thêm thì phải thi và nộp báo cáo đầy đủ theo như quy định của đơn vị cung cấp chứng chỉ đưa ra. Do đó, ứng viên nên tìm hiểu kỹ trước khi muốn xin cấp hoặc thi để nhận chứng chỉ phục vụ cho công việc của mình.
Yêu cầu để được nhận chứng chỉ?
Tùy theo từng loại chứng chỉ sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau. Các yêu cầu về việc xin giấy chứng nhận sẽ dựa trên yêu cầu về năng lực; kỹ năng và số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đó để xét điều kiện tham gia. Các điều kiện này sẽ tùy theo đơn vị phát hành chính chỉ đưa ra mà ứng viên cần phải đáp ứng và tìm hiểu trước.
Hy vọng các thông tin mà blog.freeC.asia đã kể trên sẽ giúp bạn nắm rõ các loại chứng chỉ công nghệ thông tin thường được sử dụng hiện nay. Để chủ động hơn trong việc học tập và rèn luyện kỹ năng khi theo đuổi ngành CNTT.
Có thể bạn quan tâm: