[no_toc]
Headhunter có vị thế ra sao ở thời điểm hiện tại? Tuy chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng Headhunter đang dần trở nên rất phổ biến thị trường lao động Việt Nam, đặc biệt là giới nhân sự cao cấp; hoặc quản lý (C-Level), họ thường tìm việc làm lương cao qua các công ty headhunter.
Vậy headhunter là gì? Và câu chuyện phát triển dịch vụ headhunter tại Việt Nam như nào?. Chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả trong bài viết dưới đây.
Để tạo ra sự kết nối, lan tỏa và chia sẻ các giá trị về kiến thức, kinh nghiệm thực chiến trong ngành nghề Headhunter tại Việt Nam, freeC đã gặp gỡ Chị Julia Thảo Dương, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thú vị, hấp dẫn nhưng cũng không kém phần thách thức này.
Headhunter là cụm từ chỉ những người làm trong nhóm ngành nhân sự (HR- Human Resource) chuyên tuyển dụng nhân tài theo các đơn đặt hàng từ các công ty khách hàng hoặc cho chính công ty mình. Những người làm công việc Headhunter có thể xuất thân từ bất kỳ ngành nào. Nhưng đa phần là trong nhóm ngành Kinh tế và Xã hội.
Nghề Headhunter cũng đang là nghề nhận được sự quan tâm lớn của nhiều bạn sinh viên trẻ. Đặc biệt, ngành nghề này còn có sức hút đối với nhiều nhân sự đa lĩnh vực khi họ quyết định chuyển hướng trong hành trình phát triển sự nghiệp (Career Boost) của mình.
Một số thông tin về Julia Thảo Dương
Trước khi đồng hành cùng freeC, chị Julia Thảo Dương đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Recruitment. Chị cũng từng vị trí Recruitment Manager cho các doanh nghiệp/tập đoàn tuyển dụng lớn như: 40HRS HCM (Vietnam), Best HR Solution,…
1. Chào chị, chị có thể giới thiệu về mình?
Chào mọi người, chị là Julia. Chị rất vui khi có duyên đồng hành với nghề HR Service gần 15 năm. Nếu xét riêng trong lĩnh vực Headhunter thì cũng vừa tròn 10 năm chị làm nghề. Hiện tại chị đang giữ vị trí Recruitment Manager tại freeC.
2. Chị nghĩ nghề Headhunter là gì? Chị có thể tóm tắt một vài điểm nổi bật về nghề Headhunter? Thu nhập của một Headhunter dao động trong mức nào?
Headhunter tiếng Việt thì gọi là thợ săn đầu người. Hay nói một cách đơn giản, nghề Headhunter là nghề sẽ cung cấp dịch vụ tuyển dụng cho các doanh nghiệp theo đơn của khách hàng. Và thông thường đó là những doanh nghiệp lớn hoặc là những startup có ít vốn. Thậm chí là các doanh nghiệp nhỏ mà họ có mindset (tư duy) lẫn ngân sách để đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao của họ.
Tuyển dụng thông thường sẽ là những vị trí chuyên biệt; hoặc là những vị trí tuyển dụng bí mật, không được public (công khai) trên những job site (trang tìm việc làm); hay các kênh thông thường khác.
Theo chị, chuẩn đầu vào rất quan trọng. Ai cũng biết, nhu cầu (hiring demand) của thị trường, của Headhunter Service hay Agency là rất lớn. Và nó sẽ là một cơ hội rộng mở gần như cho tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ.
3. Có nhiều quan điểm được đưa ra về sự khác nhau giữa 1 HR Internal Recruiter và 1 Headhunter? chị Julia Dương nghĩ sao về sự khác nhau này?
Xét trên bề nổi, 2 công việc này tương đối giống nhau. Chúng đều là công tác về tuyển dụng: liên hệ với ứng viên, làm việc với họ, sharing (chia sẻ) về job (công việc), opportunity (cơ hội) và khuyên họ consider (xem xét) cho vị trí tuyển dụng nào đó.
>>> Xem thêm Phân biệt recruiter và headhunter trong tuyển dụng
Tuy nhiên, vẫn có một số sự khác biệt căn bản.
Thứ nhất, về role (vai trò). HR Internal Recruiter họ sẽ tuyển dụng cho công ty họ, chính doanh nghiệp của họ. Còn các bạn Headhunter sẽ tuyển dụng cho khách hàng.
Điểm khác nhau thứ 2 là những bạn recruiter trong nội bộ họ sẽ chịu KPI dựa trên số lượng các vị trí. Còn Đối với Headhunter, KPI ở đây là Sale Targets.
Cụ thể, các bạn recruiter trong internal sẽ nhận request (yêu cầu) từ hiring manager những vị trí khác nhau. Hoặc thông thường, họ gần như không có sự chọn lựa. Họ phải service hết ngay cả từ những vị trí thấp nhất.
Chân Dung Nghề HR – Nghề Headhunter vừa là cơ hội nhưng cũng rất thách thức!
Bản chất của nghề nghề Headhunter gọi là Consultant sales. Đó vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức. Nó là cơ hội nếu bạn là người đam mê sự phát triển. Đồng thời, nó sẽ là challenge (thách thức) khi bạn phải chịu pressure (áp lực) giao tiếp với các ứng viên hơn mình về tuổi đời lẫn kinh nghiệm thực chiến.
Điểm khác nhau thứ 3, đối với các bạn Headhunter cũng rất đặc thù. Khi service cho khách hàng, có một sự thoải mái hơn khi bạn được lựa chọn jobs các bạn làm cũng như khách hàng các bạn service.
Xét về mức độ thu nhập, chị vẫn luôn đánh giá nghề Headhunter là nghề có thu nhập hấp dẫn hơn. Đơn giản vì nó phụ thuộc rất nhiều vào performance (sự thể hiện về năng lực) của các bạn; revenue (doanh thu) mà các bạn đem lại.
Các bạn trẻ cần có guideline (hướng dẫn/định hướng) cụ thể cho mình. Đó là việc cân nhắc và lựa chọn đi theo con đường nào, Internal hay Headhunter? Dù cả 2 đều là cốt lõi về tuyển dụng. Nó sẽ dựa vào những yếu tố: mục tiêu nghề nghiệp nghiệp; mục tiêu phát triển bản thân của bạn là gì? Tính cách? Điểm mạnh, điểm yếu? Sở trường, sở đoản các bạn ra sao?
4. Để trở thành 1 Headhunter, mình cần học và chuẩn bị những kiến thức gì ạ? Kiến thức, Kỹ Năng hay là Tư Duy?
Về cá nhân chị Julia Dương, tư duy mới là yếu tố quyết định phần lớn cái sự thành công. Sự thành công đến từ 80% tư duy, 10 kỹ năng – 10 còn lại là kiến thức.
Tư duy ở đây là gì? Đầu tiên cần trả lời được bạn thích gì? Nếu thật sự thích và có đam mê, yêu thích công việc thì mới cân bằng được giữa công việc và những khó khăn; mới tạo ra được các giá trị. Chính áp lực, thách thức mới tạo ra giá trị.
Chân Dung Nghề HR – 3 điều đáng lưu tâm!
Một ứng viên phải là một proactive learner (người học tập chủ động). Bạn phải flexible (linh hoạt) cho những việc cập nhật các thay đổi mới từ thị trường tuyển dụng.
Cái thứ hai, là một cái mindset dare to do (dám làm/dám thực hiện/dám liều lĩnh).
Ngoài ra, bạn cần phải dám action (hành động thực tế); dám thực hiện và tuyển được các vị trí với các level cao hơn. Mình có dám làm job lớn, job khó hay không? Job lớn sẽ đem lại revenue lớn, revenue lớn sẽ đem lại một incentive rất là wow. Và đó cũng chính là câu chuyện về mindset.
Về kiến thức, chị nghĩ để làm được Headhunter, nếu các bạn có background (nền tảng) được đào tạo từ Quản trị kinh Doanh, Ngoại thương, Marketing, tổng quan về Economics thì sẽ có lợi thế hơn các bạn kỹ thuật.
>>> Xem thêm Lộ trình trở thành Headhunter chuyên nghiệp tại Việt Nam
Kiến thức thứ 2 sẽ liên quan về ngành mà các bạn sẽ service sẽ cần tuyển các bạn có nền tảng, thông tin và kiến thức về ngành.
Về mặt Kỹ năng đối với nghề Headhunter thì kỹ năng đầu tiên là Good Communication (giao tiếp tốt). Nó là kỹ năng rất quan trọng. Tiếp theo, kỹ năng presentation về job (thuyết trình, phân tích về các job) và sale về khách hàng lại rất cần thiết. Chính những kỹ năng này giúp bạn thương lượng, balance (cân bằng) giữa benefit (lợi ích/quyền lợi) và tính khách quan giữa hai bên. Kỹ năng cuối cùng cốt lõi chính là Consulting skill. Và kỹ năng này phải dựa trên trên quyền lợi của khách hàng và ứng viên; để chạm tới mục tiêu Win – Win. Đó là một giải pháp thực tế và hiệu quả.
5. Theo chị Julia Thảo Dương chia sẻ các cơ hội để các bạn phát triển trong ngành Headhunter rất rộng mở, đặc biệt là tại Việt Nam, vậy đối với các cơ hội làm việc ở các tập đoàn thế giới, chị nghĩ sao về vấn đề này?
Bản thân chị cũng nhận được rất nhiều invitation (lời mời) là jobs từ các đơn vị thuộc nhiều khu vực quốc gia khác nhau: Châu Âu, Châu Mỹ, hoặc ngay cả thị trường Châu Á.
Hiện tại, có kha khá những đơn vị đã open cho candidate, employee của họ có thể ngồi ở Việt Nam và làm remote, đặc biệt là đối với 1 số các ngành liên quan đến công nghệ.
Có nghĩa là nếu mà bạn làm IT Headhunter, IT Recruiter thì cơ hội đó sẽ rộng mở hơn. Cụ thể, bạn có thể làm việc ở Việt Nam; vẫn được hưởng lương tại stay local original (quê nhà/đất nước của mình). Còn đối với những bạn thật sự muốn trải nghiệm sống ở Singapore, Thailand; hoặc các nước thì họ vẫn sẵn sàng thôi và hỗ trợ các bạn tất cả các thủ tục.
6. Theo chị Julia Thảo Dương, ngoài khu vực Đông Nam Á, khu vực Châu Mỹ, Châu Âu, việc tuyển các bạn Headhunter này phục vụ hỗ trợ tuyển dụng người Việt Nam cho các doanh nghiệp hay chỉ tuyển các nhân sự bình thường không giới hạn quốc tịch?
Đối với các nước thuộc Châu Âu, Châu Mỹ, họ có 2 xu hướng. Chị thấy ở Việt Nam, vẫn có 1 số ít công ty Headhunt chỉ chuyên tuyển dụng cho thị trường Mỹ. Ví dụ như Harvey Nash, có những team researcher, headhunter cho Google, Microsoft,,… Về mặt làm việc local hay về mặt vốn; việc tận dụng nhân lực trẻ và nhân công; tối ưu hóa chi phí nhân sự, họ vẫn outsource về cho Việt Nam.
Còn đối với những doanh nghiệp tuyển người Việt qua đó thì phải là những bạn cực kỷ smart (thông minh/ưu tú) và xuất sắc (excellent).
7. Tâm sự chuyện nghề Headhunter, một kỷ niệm mà chị nhớ nhất từ khi bước chân vào nghề.
Chị sẽ sharing (chia sẻ) một trải nghiệm là giai đoạn chị mới vào nghề. Đây là giai đoạn chị vừa làm PD Manager cho công ty Headhunter đầu tiên của chị. Lúc đó, chị service cho một khách hàng là một công ty xây dựng. Chị và sếp đã meeting và đã process khá nhiều CV nhưng bị reject (từ chối) hết.
Đến khi sếp chị thấy khách hàng này không potential nữa. Sếp chị có nói thôi Thảo bỏ đi, tập trung làm khách hàng khác. Ban đầu, chị định sẽ follow theo những công việc của sếp nhưng chị lại có trực giác mình sẽ thành công với deal này. Điều chị thấy là trong cái khó khăn luôn có cơ hội. Chính cơ hội đã thúc đẩy strong determined – quyết tâm lớn của chị nhiều hơn.
Chị nói là sếp ơi cho chị thêm 1 tuần nữa. Nếu mà sau 1 tuần chị không tìm ra được CV qualify, chị sẽ dừng deal lại, và sẽ follow sếp. Luckily may mắn là trong tuần đó chị tìm được 1 ứng viên phù hợp nhất.
8. Lời khuyên cho các bạn mới bước vào nghề Headhunter
Đây thật sự là một nghề đầy chông gai và nhiều thử thách, nhưng thành quả của nó vô cùng ngọt ngào.
Chị nghĩ hành trình này nó không chỉ là số tiền mà bạn sở hữu mà còn là cái con người và phiên bản tốt hơn mà bạn sẽ trở thành.
Hãy nuôi dưỡng và lập kế hoạch theo đuổi đam mê. Đồng thời, tìm cho các bạn một mentor có tâm, có tầm, có tài. Chị chắc chắn là với sự đồng hành của họ thì các bạn sẽ trưởng thành, nâng cao kinh nghiệm và phát triển bản thân mình một cách nhanh chóng. Đừng lo sợ mà hãy tự tin thể hiện mình. Chúc các bạn thành công!
Lời kết về Chân dung nghề HR
Có thể thấy, những chia sẻ cụ thể, chi tiết và hết sức gần gũi từ chị Julia Dương sẽ là những kiến thức rất bổ ích đối với các bạn trẻ có đam mê theo đuổi nghề Headhunter một cách chuyên nghiệp. freeC mong rằng với những trải nghiệm mà chỉ có những người trong nghề trực tiếp truyền đạt, các cá nhân dù là bất cứ ai, thuộc bất kỳ lĩnh vực nào cũng có cho mình những thông tin thật sự bổ ích.
Câu chuyện của chị Julia Thảo Dương đã truyền cảm hứng mạnh mẽ khi có đầy đủ các cung bậc cảm xúc từ: niềm vui, các thách thức, những áp lực và hơn hết là chuyến hành trình mà chị trưởng thành như thế nào. Vậy nếu là bạn, bạn có mong chờ về hành trình phát triển của chính mình với nghề Headhunter hay không? Chân dung nghề HR của bạn sẽ như thế nào? Đừng ngần ngại, cũng đừng lo sợ! Hãy xem xét kỹ lưỡng mọi thứ và lập kế hoạch bắt đầu nuôi dưỡng, thực hiện giấc mơ nghề nghiệp của mình ngay nhé! Chúc các bạn sẽ thật thành công và có những dấu ấn của riêng mình trên con đường xây dựng chân dung nghề HRHeadhunter chuyên nghiệp.
[block rendering halted]Có thể bạn quan tâm: