Site icon FreeC Blog

Cập nhật về Luật Lao động mới nhất 2024

Cập nhật Luật Lao động mới nhất 2024 - freeC Headhunting

Cập nhật Luật Lao động mới nhất 2024 - freeC Headhunting

Năm 2024 các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2019 đã liên tục được ban hành, điều đó chứng minh rằng hệ thống pháp luật Việt Nam luôn đổi mới và phát triển nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động và tạo ra một môi trường làm việc công bằng, minh bạch. Hãy cùng freeC Asia điểm qua các điểm mới của bộ Luật Lao động 2019 cho đến nay.

Mục Lục

Những điểm chính của Luật Lao Động 2019, cập nhật đến tháng 8 2024

Bộ luật Lao động 2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, vẫn là văn bản pháp luật cơ bản điều chỉnh quan hệ lao động tại Việt Nam. Bộ luật này quy định chi tiết về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, các điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên quan đến quan hệ lao động.

Để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Lao động 2019, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định và thông tư hướng dẫn, dưới đây là danh sách các văn bản đã được ban hành cập nhật đến năm 2024:

Nghị định:

Thông tư:

Quyết định:

Các văn bản mới có hiệu lực trong năm 2024

Nghị định 74/2024/NĐ-CP về mức lương tối thiểu có hiệu lực từ 1/7/2024

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất trong năm 2024 là việc điều chỉnh mức lương tối thiểu. Theo Nghị định số 74/2024/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu vùng đã được tăng đáng kể, cụ thể:

Mức lương tối thiểu vùng theo tháng:

Mức lương tối thiểu vùng theo giờ:

Bảng so sánh mức lương tối thiểu vùng trước và sau 1/7/2024

VùngMức lương tối thiểu trước 1/7/2024 (VNĐ/tháng)Mức lương tối thiểu từ 1/7/2024 (VNĐ/tháng)Tăng
I4,680,0004,960,000280,000
II4,160,0004,410,000250,000
III3,640,0003,860,000220,000
IV3,250,0003,450,000200,000

Những điểm mới trong Nghị định 74/2024/NĐ-CP

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

Áp dụng mức lương tối thiểu

Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, đảm bảo mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.  

Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, đảm bảo mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.  

Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:  

Nghị định số 74/2024/NĐ-CP nhấn mạnh rằng: Khi áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định của Nghị định này, người sử dụng lao động cần xem xét và điều chỉnh các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, cùng các quy định nội bộ để đảm bảo sự phù hợp. Những thỏa thuận về lương đã có từ trước, mang lại lợi ích cao hơn cho người lao động (ví dụ: trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu cho công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, hoặc trả lương cao hơn ít nhất 5% cho công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm), sẽ vẫn được tiếp tục áp dụng, trừ khi có thỏa thuận mới giữa các bên. Người sử dụng lao động không được phép loại bỏ hoặc giảm các khoản tiền lương liên quan đến làm thêm giờ, làm việc ban đêm, chế độ hỗ trợ bằng hiện vật, và các chế độ khác theo quy định pháp luật lao động.

Nghị định 99/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm p khoản 1 Điều 2 Nghị định số 83/2022/NĐ-CP về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Nghị định 99/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 26/7/2024, được ban hành nhằm sửa đổi một điểm cụ thể trong Nghị định 83/2022/NĐ-CP về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Nội dung chính của Nghị định 99/2024/NĐ-CP:

Nghị định này chỉ tập trung vào việc sửa đổi một điểm duy nhất trong Nghị định 83/2022/NĐ-CP, cụ thể là bổ sung thêm một nhóm đối tượng được xem xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vào quy định hiện hành. Cụ thể, Nghị định 99 đã bổ sung “Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh” vào danh sách các chức danh lãnh đạo, quản lý được xem xét nghỉ hưu muộn hơn so với quy định chung.

(*) Nguồn:

Exit mobile version