Đơn xin chuyển công tác như thế nào là chuẩn?
Đơn xin chuyển công tác là gì?
Đơn xin chuyển công tác chuẩn nhất thường dành cho những ai đang có mong muốn được chuyển nơi làm việc, nơi công tác. Mẫu đơn này thường sử dụng nhiều ở các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều chi nhánh và văn phòng đại diện,… Đặc biệt, công chức, viên chức, người lao động trong các ngành công an, bộ đội, giáo viên, sở, ban, ngành,… là những các nhân sử dụng nhiều loại văn bản này.
Ý nghĩa của đơn xin chuyển công tác
Căn cứ theo nhu cầu hoặc vị trí làm việc của người lao động muốn chuyển công tác mà cách viết đơn xin chuyển công tác có những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như:
- Đối với nhân viên công ty, nếu muốn chuyển đến làm việc ở một bộ phận khác phù hợp hơn với năng lực bản thân, sở thích và có thể phát huy được sở trường và có thể mang lại hiệu quả tại vị trí mới đó thì việc viết đơn xin chuyển công tác là điều hoàn toàn hợp tình hợp lý. Không chỉ giúp cho nhân viên đó có thể phát huy được tối đa tiềm năng của bản thân mà công ty còn có thể tận dụng thế mạnh của từng nhân viên để mang lại lợi ích lớn hơn cho mình.
- Nếu người lao động muốn chuyển tới làm việc tại chi nhánh khác ( chỉ phù hợp đối với những công ty lớn, có nhiều văn phòng, chi nhánh đại diện) Điều này giúp tạo cho nhân viên có được sự thuận lợi về mặt khoảng cách, giải quyết vấn đề đi lại và phù hợp với cuộc sống riêng của họ.
- Giáo viên, công an, công chức,… nếu có mong muốn chuyển địa điểm làm việc ở trong huyện tỉnh hay ở nơi khác, thì việc viết đơn xin chuyển công tác là điều nên làm. Những đơn vị hoặc người có thẩm quyền sẽ đánh giá và đưa ra hướng giải quyết, nếu lý do để bạn chuyển công tác đủ thuyết phục họ sẽ duyệt và hỗ trợ bạn.
Hồ sơ xin chuyển công tác
Mỗi doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị hay mỗi tỉnh sẽ có những yêu cầu khác nhau về các loại giấy tờ. Nhưng nhìn chung sẽ bao gồm những loại giấy tờ điển hình sau:
– Đơn xin chuyển công tác có sự đồng ý của người quản lý, trưởng đơn vị.
– Văn bản đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến.
– Sơ yếu lý lịch có ảnh và xác nhận (xác nhận của địa phương nơi cư trú nếu là người lao động trong các doanh nghiệp; xác nhận của trưởng cơ quan, đơn vị nếu là công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội,…)
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ
– Bản sao hộ khẩu.
– Với công chức, viên chức, công an, bộ đội, giáo viên còn cần bổ sung thêm:
– Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch.
– Bản sao quyết định hệ số lương, quyết định nâng lương,…
Cách viết đơn xin chuyển công tác chuẩn nhất
Đơn xin chuyển công tác
Có rất nhiều cách viết đơn xin chuyển công tác, nhưng đây là mẫu chuẩn nhất bạn có thể tham khảo bên dưới:
Đơn xin chuyển công tác
Một số lưu ý khi viết đơn xin chuyển công tác
– Kính gửi: Gửi tới người, cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc xem xét, quyết định phê duyệt nguyện vọng xin chuyển công tác.
Ví dụ: Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện B
– Hộ khẩu thường trú: Địa chỉ đăng ký thường trú theo sổ hộ khẩu.
– Nơi ở hiện nay: Địa chỉ đang ở hiện nay.
– Trình độ chuyên môn:
Chuyên ngành đào tạo
– Kết quả đào tạo: Xuất sắc, giỏi, tốt, khá, trung bình- khá, yếu
– Hệ đào tạo: Chính quy, văn bằng 2, tại chức, bổ túc,…
– Đơn vị công tác hiện nay: Ghi tên đơn vị, cơ quan, bộ phận, chi nhánh hiện đang công tác, làm việc.
– Chức vụ, công việc đang đảm nhận: Ghi rõ chức vụ, công việc: giáo viên, nhân viên, sĩ quan, trưởng phòng,…
– Quá trình công tác của bản thân: Người lao động ghi rõ quá trình công tác, làm việc của bản thân từ gần nhất.
Đối với công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội phải bổ sung thêm một số thông tin liên quan như: Ngày vào ngành, ngày về đơn vị công tác hiện nay, hệ số lương, mã ngạch.
– Lý do xin chuyển công tác: Ghi chi tiết và hợp lý lý do có liên quan đến việc muốn chuyển công tác. Đây sẽ là căn cứ quyết định việc có được duyệt đơn hay không.
– Đơn vị xin chuyển đến: Ghi tên, địa chỉ và các thông tin liên quan (nếu có) của nơi mà người lao động muốn chuyển đến.
– Đề nghị: Trưởng đơn vị, cơ quan hữu quan có thẩm quyền giải quyết.
Tuy rằng có nhiều lưu ý, nhưng cách viết đơn xin chuyển công tác về cơ bản là khá giống nhau. Hy vọng mẫu đơn trong bài viết này có thể giúp bạn nhiều trong việc xin chuyển công tác sắp tới của mình. Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan: