Giải pháp tuyển dụng đột phá tich hợp công nghệ AI

Bạn đã biết cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 5 năm tới?

Tuỳ vào cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 5 năm tới nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tầm nhìn, dự định và cách bạn hoạch định kế hoạch phát triển bản thân năng. Chả ai có thể biết chắc được tương lai sẽ xảy ra chuyện gì chính vì thế bạn không cần trả lời một cách quá cứng nhắc. Vì thế, ứng viên cần hết sức cẩn thận khi trả lời câu hỏi này!

Mục đích của câu hỏi này từ nhà tuyển dụng là gì?

Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi như vậy là để hiểu thêm về mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Đồng thời cũng để xem rằng vị trí mà họ đang tuyển liệu có phù hợp với dự định của bạn hay không.

Trên thực tế, họ sẽ để ý khá nhiều đến cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng 5 năm tới bởi vì nhà tuyển dụng muốn biết bạn ứng tuyển vào công ty với mục đích gì. Cách trả lời câu hỏi này còn phản ánh được bạn có phải là một người năng động hay không và bạn có ý định gắn bó lâu dài tại công ty của họ hay không?

Để dễ dàng bạn hãy trả lời được những câu hỏi nhỏ sau:

  •  Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn là gì?
  • Vị trí mà bạn muốn theo đuổi là gì?
  • Trong vòng 5 năm tới bạn đang tìm kiếm điều gì?
  •  Bạn định nghĩa như thế nào là thành công?
  •  Điều gì là quan trọng nhất trong sự nghiệp của bạn?

Nhà tuyển dụng còn có mục đích khác?

Trong thị trường nhân sự cạnh tranh như hiện nay, thì bất cứ lỗi sai nào của ứng viên được nhà tuyển dụng “tìm ra” thì cơ hội chắc chắn sẽ dành cho một người khác phù hợp hơn.

Cũng vì vậy mà nguy cơ bị đánh trượt tại câu hỏi này là rất cao. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không thực sự đam mê với vị trí này, hay bạn chỉ coi đây là một công việc tạm thời. Một khi bạn đã tìm thấy công việc tốt hơn, bạn sẵn sàng nhảy việc. Do đó, sự cam kết, thái độ làm việc và có kế hoạch rõ ràng để phát triển sự nghiệp trong một lĩnh vực nhất định là điều mà hầu hết nhà tuyển dụng tìm kiếm.

Một số sai lầm dễ mắc phải khi trả lời mục tiêu nghề nghiệp trong 5 năm tới

Đặt mục tiêu không thực tế

Khi đặt mục tiêu, đặc biệt là các mục tiêu dài hạn, bạn cần đặt yếu tố thành công lên đầu, không phải mơ mộng viển vông. Mục tiêu thực tế phải đảm bảo được những yếu tố theo sơ đồ SMART:

– Specific – Cụ thể
– Measurable – Đo lường được
– Achievable – Có thể đạt được
– Realistic – Thực tế
– Timebound – Có kỳ hạn (ở đây là 5 năm).

Không có sự cân bằng

Giữa mục tiêu nghề nghiệp và mục tiêu cuộc sống luôn cần sự cân bằng. Dù cho thời gian đầu nếu bạn có đặt được mục tiêu công việc đã đề ra nhưng vô tình bạn lại bỏ quên đi những mục tiêu cá nhân của mình. Về lâu dài chính điều này lại ảnh hưởng ngược lại tới mục tiêu nghề nghiệp.

Đánh giá thấp thời gian hoàn thành

Khi bạn đưa ra một mục tiêu khó đạt được trong khoảng thời gian quá ngắn. Điều này không chỉ khiến bạn chịu nhiều áp lực hơn, mà còn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người “còn non” và không phù hợp với vị trí này.

Không nghĩ đến phương án dự phòng

Dù bạn có ưu việt đến cách mấy thì bạn vẫn sẽ đôi lần gặp thất bại. Vì vậy, một kế hoạch dự phòng trong trường hợp không đạt được mục tiêu sẽ giúp bạn ghi điểm. Điều này thể hiện được bạn là một người linh hoạt, có tầm nhìn và lường trước mọi rủi ro.

Cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 5 năm tới

Đưa ra những câu trả lời mang tính bao quát

Cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 5 năm tới thường gặp nhất là trả lời chung chung.
Ví dụ: “Em có dự định muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng”, “một nhân viên xuất sắc, đang nắm giữ vị trí leader của team”,…
Mặc dù không cụ thể, nhưng ít nhất bạn có tìm hiểu và vạch ra con đường thăng tiến của mình trong tương lai.

Chú trọng vào sự quan tâm của bạn trong công việc

Hãy đánh vào việc cam kết làm việc dài hạn như: “Tôi có đam mê được làm việc trong lĩnh vực này, chính vì thế, tôi thấy rằng mình sau 5 năm vẫn tiếp tục cống hiến tại công ty và giữ một vị trí quan trọng”.

Thể hiện rằng bạn có đam mê

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có hứng thú với công việc đó như thế nào. Bạn có thể nói: “Đây là vị trí mà tôi vẫn ao ước bấy lâu và tôi thật sự muốn làm tại công ty này ở vị trí này”. “Công việc này giúp tôi thỏa niềm đam mê, chính vì vậy, tôi thấy mình 5 năm sau sẽ chẳng đi đâu ngoài làm ở đây cả”.

Nói tóm lại, cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 5 năm tới sẽ hầu như quyết định bạn có được chọn được vị trí của mình hay không. Hãy đọc bài viết này thật cẩn thận và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phỏng vấn bạn nhé! Chúc bạn thành công!

Các bài viết liên quan:

Xem thêm nhiều việc làm hấp dẫn tại freeC

1000 công việc lương cao

freeC Asia

Cập nhật nội dung chất lượng chỉ có tại freeC
Giải pháp tuyển dụng đột phá tích hợp công nghệ AI
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!
Bài viết này mang đến giá trị cho bạn chứ?
Hãy đăng ký để đón xem nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC nhé!
Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!