FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Kỹ năng

Bị bất ngờ câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?” từ nhà tuyển dụng – Đây là mẹo giúp bạn “thoát hiểm thành công”

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt ra các hỏi để xem khả năng ứng biến các ứng viên.Thế nhưng câu hỏi “ Điểm yếu của bạn là gì?” là một trong những câu hỏi gây khó xử không ít cho ứng viên.

Đây chính là 5 mẹo giúp bạn “vượt qua”

1. Đề cập tới một kỹ năng cụ thể

Bạn có thể nói ra điểm yếu của mình dựa trên một kỹ năng cụ thể. Ví dụ “Tôi rất quan tâm đến dịch vụ khách hàng. Tôi thường dành thời gian để đến gặp khách hàng. Nhưng cũng chính điều này đã gây cho tôi nhiều trở ngại vì họ ở những khu vực địa lí khác nhau.”

tra-loi-cau-hoi-diem-yeu-cua-ban-la-gi-1

2. Điểm yếu của bạn? Và bạn làm gì để khắc phục chúng?

Điều này thể hiện nỗ lực vượt mọi khó khăn của chính bản thân bạn. Ví dụ “Tôi thực sự không tự tin khi diễn thuyết trước đám đông. Vì thế, tôi phải tham gia một câu lạc bộ thuyết trình để có thể khắc phục những nhược điểm đó”. Ví dụ khác: “Hiện tại tôi chỉ biết nói tiếng Anh. Và tôi nhận thấy rằng, khi xã hội ngày càng phát triển thì như thế vẫn chưa đủ. Vì vậy, tôi sẽ học thêm tiếng Hàn để phục vụ cho công việc của tôi sau này.”

tra-loi-cau-hoi-diem-yeu-cua-ban-la-gi-2

3. Những điểm yếu có thể không liên quan đến công việc

Nếu có khiếu hài hước, đôi khi bạn có thể đưa ra một số điểm yếu không liên quan đến công việc bạn định xin tuyển. Chẳng hạn: “tôi là người nấu ăn tồi” hay “tôi không biết nhảy”. Bằng cách này, nhà tuyển dụng sẽ tin rằng, bạn có thể đảm nhiệm được vị trí mới bởi điểm yếu của bạn chẳng liên quan gì đến công việc cả!

4. Không nên nói dối

Không ai có thể hoàn hảo về mọi mặt. Vì thế, đừng bao giờ nói với nhà tuyển dụng rằng bạn không có bất cứ điểm yếu nào. Hãy trung thực với chính bản thân mình vì không gì có thể che giấu mãi được.

tra-loi-cau-hoi-diem-yeu-cua-ban-la-gi-3

5. Không đưa ra câu trả lời chung chung

Nhà tuyển dụng sẽ thích những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản và thực tế. Họ không có thời gian để tưởng tượng ra những lời bạn nói nếu chúng quá bóng bẩy hoặc quá chung chung. Ví dụ “Tôi là một người cầu toàn” hay bất cứ một câu nào tương tự như thế.

Điểm cuối cùng bạn cần chú ý là: khi nói đến điểm yếu của mình hãy kèm theo những việc làm, những bước đi mà bạn đã và đang thực hiện để khắc phục chúng. Cùng với sự tự tin, tính chuyên nghiệp chắc chắn cuộc phỏng vấn của bạn sẽ thành công.

tra-loi-cau-hoi-diem-yeu-cua-ban-la-gi-4

Nhiều ứng viên tỏ ra lo lắng khi nhà phỏng vấn yêu cầu nói cho họ nghe về điểm yếu của bản thân. Bởi ứng viên sợ rằng, nhược điểm sẽ khiến nhà tuyển dụng mất đi thiện cảm, có cái nhìn không tốt về bạn.

Không có ai là hoàn hảo cả, điểm yếu cũng là một đặc điểm trong sự hoàn thiện, phát triển bản thân người đó. Trên thực tế, nói về điểm yếu là một câu hỏi khá “dễ thương” và có nhiều cách để bạn đưa ra những câu trả lời cũng dễ thương không kém.

Khi nhà tuyển dụng yêu cầu kể về điểm yếu của bản thân, cách tốt nhất là đưa ra một dẫn chứng cụ thể và cả hướng để bạn khắc phục nhược điểm đó.

Hãy nói về nhược điểm của mình một cách thật tự nhiên, chân thực, bởi bạn nên nhớ rằng, người đối diện bạn cũng là một con người bình thường, cũng có những điểm hạn chế riêng, họ không phải đến từ một hành tinh xa lạ nào để mà hoàn hảo một cách tuyệt đối.

Related posts
Kỹ năng

Cách tính và Quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngTìm việc

Viettel Post tuyển dụng thế nào? Mẹo phỏng vấn thành công

Kỹ năng

Personal Branding là gì? 18 Bí quyết phát triển Nhân hiệu

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năng

26 Câu hỏi phỏng vấn Web Developer cần biết khi đi xin việc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *