Hơn một nửa (53%) nhân viên có mong muốn được tôn trọng bởi Sếp của mình. Điều mà họ thật sự mong muốn là được đánh giá cao bởi chính cấp trên của mình. Trở thành Sếp không chỉ có những công việc như tuyển dụng thêm nhân sự hoặc là người đưa ra quyết định sa thải họ. Mà còn sâu xa hơn thế là người xây dựng nên văn hóa công ty trong đó sự tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau là những yếu tố được đặt lên hàng đầu.
Thế nhưng không phải ai cũng có thể yêu quý chính người đứng đầu của mình, vậy việc đó liệu có ảnh hưởng gì đến công việc hiện tại như thế nào ?
Thích hay không thích – Cũng chẳng sao cả vì trách nhiệm chỉ ở công việc mà thôi.
Nhiều bạn chia sẻ với freeC rằng dù thích hay không thích Sếp của mình thì cuối cùng bản thân vẫn phải hoàn thành xong công việc được giao. Vì vậy việc lấy lý do của việc yêu ghét làm nguyên nhân chính cho sự dở dang , bất cẩn trong công việc thì có vẻ không đúng. Công việc thì chỉ có 8 tiếng , sau giờ tan là quỹ thời gian dành cho những người thân yêu khác như bạn bè , gia đình,…
Vì yêu ghét một người mà quên mất bản thân mình còn những điều quý giá khác thì chắc hẳn rất khó hòa đồng hay tiếp thu nhanh trong công việc. Họ kết luận rằng những người chọn cách không quan tâm đến việc yêu thích Sếp cho rằng cảm xúc không có lợi cho sự thăng tiến sau này trong công việc .
Nhưng nếu Sếp quá tệ và điều đó thật sự ảnh hưởng đến tinh thần của bản thân.
Ở Việt Nam chỉ có 10% nhân viên tin rằng họ đối xử công bằng. Trong 75% trường hợp, các Sếp hóa ra là nguyên nhân lớn nhất gây ra căng thẳng trong môi trường văn phòng. Theo bảng khảo sát của freeC, đối với 50% nhân viên ở Việt Nam, cấp trên của họ là động lực để rời bỏ công việc hiện tại.
Bạn đã từng ăn không ngon, ngủ không yên sau mỗi giờ làm việc ? Mỗi ngày đi làm là nỗi cực hình của bản thân, có những kỳ nghỉ bạn muốn kéo dài mãi mãi ?Bạn rớt sợ đối mặt với Sếp, thậm chí nếu họ đi công tác dài ngày, đó mới là những ngày hạnh phúc của bạn. Hay cảm giác khó chịu đeo đẳng bạn cả ngày dài, thậm chí làm bạn bật khóc vì sao mà khó khăn quá? Nếu vậy thì hẳn bạn và Sếp không phù hợp với nhau trong công việc.
Tất cả niềm đam mê lẫn sự hăng hái ban đầu sẽ biến mất, năng suất làm việc từ từ giảm suất và cuối cùng bạn chỉ muốn rời khỏi công việc nhanh nhất có thể. Chỉ vì tránh xa cấp trên của mình hết mức có thể, thậm chí bạn không muốn gặp họ trong cuộc đời này, thậm chí một số người có trải nghiệm quá tiêu cực với Sếp nên họ trở nên ghét cả công việc của mình và không giờ tham gia vào nghề nghiệp đó nữa.
Sếp xấu tính có đáng để bạn đánh đổi cả đời vì họ ?
Vô tình gặp phải cấp trên tồi tệ là cái kết không ai mong muốn cả. Nhưng không phải tất cả mọi tình huống đều có hướng giải quyết. Nếu công việc hiện tại bị chi phối quá nhiều bởi những cảm xúc tiêu cực dành cho cấp trên, bạn sẽ đánh mất cả giá trị bản thân lẫn mục đích sống của mình.Nếu không thể phớt lờ những điều tệ hại mà một người Sếp tồi , hãy cho bản thân mình một con đường giải thoát và tìm một chỗ làm việc lý tưởng hơn. Sau những va chạm với những người Sếp như vậy, bản thân bạn cũng học được nhiều bài học và trở nên mạnh mẽ, quyết đoán hơn trong công việc. Chính vì vậy, đừng để những kỷ niệm không vui ở chỗ làm cũ thành vết ố không bao giờ phai màu trên con đường sự nghiệp của bản thân mình.