Xưa nay, đề xuất tăng lương luôn mà một vấn đề nhạy cảm, hầu như ít khi được bàn luận công khai. Có lẽ đa phần mọi người đều cảm thấy thỏa mãn hài lòng với mức lương hiện tại, hoặc có lẽ mọi người lại ngại khi trực tiếp đề xuất tăng lương với Sếp.
Nếu như bạn đang rơi vào hoàn cảnh phân vân, không biết đâu là cách tốt nhất để trình bày nguyện vọng của bản thân mình thì hãy cùng freeC tham khảo vài bí quyết sau nhé, có thể không chỉ giúp bạn có thêm dũng khí đến gặp Sếp để thương lượng mà cơ hội được chấp thuận cũng rất cao.
Những tuyệt chiêu đề xuất tăng lương thành công
Khảo sát mặt bằng chung trước khi đề xuất tăng lương
Một trong những lí do phổ biến mà mọi người hay bị từ chối tăng lương đó là do mức lương đề xuất đưa ra đi quá xa so với thực tế. Dẫu biết rằng đôi khi mức lương không tương thích với năng lực của bạn nhưng bạn nên nhớ rằng nó còn phải chịu sức ép của mặt bằng chung thị trường. Do đó trước khi đề xuất tăng lương, hãy dành chút thời gian tìm hiểu thêm thông tin hiện tại nhé. Đó sẽ là căn cứ để giúp cho bạn và công ty có tiếng nói chung trong cuộc thương lượng lương, giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu mình mong muốn.
Tăng thêm những trách nhiệm công việc
Nếu bạn hoàn thành xuất sắc công việc hiện tại, hãy đảm nhận thêm những trách nhiệm khác. Điều này cũng cho thấy những khả năng khác của bạn. Đừng đợi người khác giao việc cho bạn. Nhìn xung quanh và làm điều đó cho mình.
Sau đó, trong cuộc trò chuyện với sếp, hãy chỉ ra rằng bạn đang làm nhiều hơn mức mà sếp giao hiện tại và “muốn” trả thêm tiền cho những công việc bạn đang làm. .. Nếu sếp của bạn lo lắng về ý tưởng giao cho bạn nhiều trách nhiệm hơn (và tăng lương cho bạn cùng với nó), hãy bắt đầu với những việc nhỏ và rõ ràng nhất. Có một cách để “thể hiện” rõ ràng điều này. Đó là về việc giữ cho bàn làm việc của bạn sạch sẽ. Một chiếc bàn sạch sẽ như vậy sẽ nói lên được, “Tôi đã hoàn thành công việc của mình. Hãy giao cho tôi một công việc khác.”
>>> Xem thêm Mẫu đơn xin tăng lương cực chuẩn
Hiểu được mong đợi từ cấp trên
Đây là điều kiện tiên quyết. Bạn phải chứng minh với sếp rằng bạn “xứng đáng” hơn nhiều so với mức lương hiện tại, và sếp của bạn ngay lập tức thể hiện rằng mình công bằng. Và bạn sẽ nhận được lời hứa mà ai đi làm cũng mong muốn: tăng lương.
Điều này phải được thực hiện một cách khôn ngoan. Đừng yêu cầu tăng lương chỉ vì bạn đã làm việc cho công ty trong nhiều năm hoặc nhiều tháng. Bất kể bạn làm việc bao lâu, công việc hiện tại của bạn phải luôn thành công (và đó là lý do tại sao bạn được thuê). Thay vào đó, bạn cần cho sếp thấy rằng bạn đang làm tốt hơn mức cần thiết hoặc rằng bạn đang làm việc sáng tạo và đạt được tỷ lệ hoàn thành trên mức trung bình.
Chứng minh bằng năng lực để thuyết phục Sếp tăng lương
Trong cuộc đàm phán cùng Sếp, những lời nói xuông sẽ không thể nào giúp bạn chiếm trọn được lòng tin của cấp trên cũng như đề xuất tăng lương suôn sẻ. Để chắc chắn hơn về những gì mình nói cũng như nhanh chóng đạt được mong muốn thì việc chứng minh cho Sếp thấy những thành tựu cũng như đóng góp của bản thân cho công ty là rất quan trọng. Hãy cụ thể hóa những thành tích và những việc bản thân đã đóng góp theo chiều hướng tốt để cấp trên có thể nhìn rõ hơn về năng lực của bản thân bạn.
Thời điểm phù hợp để trình bày nguyện vọng tăng lương?
Ngoài những yếu tố về nội dung cần trình bày với Sếp, thì việc lựa chọn thời gian cũng góp phần không nhỏ vào thành công của bạn. Thông thường bạn nên trình bày đề xuất tăng lương của mình trong những dịp đánh giá quý, năm…Trong trường hợp cần thảo luận sớm thì bạn nên báo trước với cấp trên để họ có thời gian thu xếp công việc cũng như chuẩn bị đàm phán. Hạn chế lựa chọn những thời điểm nhạy cảm chẳng hạn vào lúc tình hình tài chính công ty đang gặp khó khăn để trình bày. Điều này chỉ khiến cơ hội bạn không những không được chấp nhận mà còn có cái nhìn không tốt từ cấp trên.
Chuẩn bị tâm lý trong trường hợp bị từ chối tăng lương
Chẳng may nguyện vọng của bạn không được cấp trên đồng thuận thì sao? Đó chưa phải là dấu chấm hết cho mối quan hệ của bạn với công ty. Hãy chấp nhận một cách chuyên nghiệp và thẳng thắn trao đổi đâu là điểm hạn chế cũng như những vướng mắc hiện tại khiến cho đề xuất của bạn không được chấp nhận. Thông thường một công ty sẽ có hai lần đánh giá trong một năm, thất bại ở lần này là cơ hội để bạn chuẩn bị kỹ càng và làm việc nghiêm túc hơn cho lần đề xuất tăng lương sau, tỷ lệ thành công của bạn chắc chắn cũng được nâng cao đáng kể.
Bài viết liên quan: