Có nên nghỉ việc khi gặp căng thẳng trong công việc? Công việc có khiến bạn bị căng thẳng mãn tính? Căng thẳng mãn tính khác với căng thẳng thường xuyên vì loại căng thẳng này khiến não bạn liên tục giải phóng hormone adrenaline và cortisol. Trong khi đó, căng thẳng thường xuyên khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu mọi lúc, không thể tập trung và dễ mắc bệnh hơn so với lúc trước.
Nếu bạn đang làm một công việc gây ra sự căng thẳng mãn tính, điều đó cần những giải pháp rất phức tạp. Thông thường bạn sẽ tận dụng hết các giải pháp có thể có để giải quyết thế nhưng cách đơn giản nhất đó chính là nghỉ việc.
Có bao giờ bạn tự hỏi “ có nên nghỉ việc khi gặp căng thẳng, điều đó liệu có đáng?”. Hãy cùng freeC tìm hiểu xem những lí do chính đáng mà bạn nên thoát khỏi công việc cũng như những căng thẳng mà chúng mang đến.
Công việc khiến bạn phát ốm – có nên nghỉ việc khi gặp căng thẳng hay không?
Căng thẳng công việc là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn
Làm việc trong điều kiện bất lợi kèm với căng thẳng mãn tính sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Hãy thử nghĩ nếu điều này kéo dài trong 6 tháng, liệu bạn có chịu đựng nổi.
Bạn cần đặt lợi ích sức khỏe của bản thân lên hang đầu và xem xét về lâu dài ngay cả khi gần đây bạn không mắc bất cứ bệnh nào. Mọi người có xu hướng chủ quan và dễ bị suy sup, ảnh hưởng nặng nề về lâu dài.
Một vài nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
Theo CompTIA, các triệu chứng sau đây là dấu hiệu nhận biết căng thẳng trong công việc đang ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn
Bạn ngủ nhiều hơn mức bình thường hoặc bạn mất ngủ
Bạn cảm giác cơ thể tăng giảm cân không kiểm soát
Bạn thiếu hẳn năng lượng và động lực, không muốn tiếp xúc với bên ngoài
Bạn dễ bị cảm cũng như các bệnh khác và cần phải tốn khá nhiều thời gian để hồi phục
Công việc chiếm hầu hết thời gian của bạn, bạn không có tí thời gian để vận động
Chẳng có công việc nào đáng để đánh đổi bằng sức khỏe. Nếu bạn đang gặp phải vân đề này thì đây là thời điểm thích hợp nhất để rời bỏ công việc mình đang làm.
Nhưng có cần thiết nghỉ việc khi gặp căng thẳng không?
Khi áp lực căng thẳng đến từ công viêc hiện tại đã hết nhưng bạn vẫn còn cảm thấy khan, rất có thể bạn đang ôm đồm những công việc khác và chúng mới chính là nguyên nhân khiến bạn gặp stress.
Những người luôn có rất nhiều công việc và nhiều thứ phải quan tâm và ưu tiên thường rơi vào bẫy “đa nhiệm”. Hãy xác định rõ mức quan trọng trong từng công việc, nếu như không cần thiết hãy bỏ chúng đi.
Sếp bạn không phải người lắng nghe và chia sẻ
Sự thật là giữa nhân viên và Sếp không nên là mối quan hệ một chiều.
Bạn yêu thích và tâm huyết công việc của mình, bạn cống hiến hết mình vì một kết quả tốt nhất. Nhưng Sếp bạn lại không muốn bạn nghỉ ngơi, không động viên cũng như chia sẻ với bạn. Chắc chắn đấy là một người Sếp tồi và không xứng đáng để bạn ở cạnh. Với cương vị là người đứng đầu, họ phải theo dõi, quan tâm và biết rõ công việc của bạn. Nếu bạn cống hiến một thái độ tuyệt vời trong công việc, không ngại gì mà không dành những lời khen và nhìn nhận năng lực của bạn.
Bạn chính là động lực để thúc đẩy chính mình
Hiện tại bạn đang làm việc cho những người chủ mà họ đặt hết mọi trách nhiệm vào bạn, bản thân mình lại không thể kiểm soát được điều đó. Trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn được chính người khác quyết định.
Tại sao bạn lại bắt đầu với những trách nhiệm và nghĩa vụ trên? Đơn giản vì bạn có đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện chúng. Xét về tổng quan, công việc của bạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong trách nhiệm đó, còn lại có rất nhiều khía cạnh khác. Điều này không có nghĩa là bạn có ít việc để làm, bạn có thể bị quá tải với nhiều thứ lặt vặt hoặc bì chìm trong những mớ việc nhỏ vụn. Nhưng chắc chắn bạn có đủ khả năng để giải quyết hết chúng.
Hãy suy nghĩ về lí do tại sao bạn chọn lựa và theo đuổi con đường hiện tại. Bây giờ chính là thời điểm để bạn nhìn nhận mọi thứ cũng như khả năng của chính bản thân mình. Nếu bạn đang theo đuổi đúng với công việc bạn đam mê thì những căng thẳng, khó khan mà bạn gặp phải đáng dể đánh đổi.
Kết luận có nên nghỉ việc khi gặp căng thẳng không?
Tuy stress là một yếu tố độc hại trong cuộc sống nhưng cũng nhờ vào chính nó mà bạn có những quyết định và bước đi sang suốt nhất. Stress còn là chất xúc tác giúp bạn có những quyết định và cơ hội để làm những điều mới, sử dụng chính những khả năng tiềm ẩn của bạn. Sau hơn hết, nó còn là một điều tốt khi giúp bạn nhận ra ngưỡng chịu đựng của bản thân mình và giờ thì bạn có những bước tiến xa hơn.
Bài viết liên quan: