CTO thường xuất hiện trong lĩnh vực công nghệ. Là một vị trí quản lý cấp cao, nên có thể nói CTO là đích đến mà bất cứ Developer nào cũng muốn đặt chân đến. Vậy thì CTO và CIO là gì ? Bạn cần trang bị những kỹ năng gì để trở thành một CTO?
CTO là gì ?
CTO là viết tắt của chữ [Chief Technology Officer](https://freec.asia/jobs/cto) hay còn được gọi là Giám đốc công nghệ/ Giám đốc kỹ thuật. Là người chuyên phụ trách những vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật, đồng thời điều hành hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm mục đích cải tiến công nghệ giúp tổ chức đạt được mục tiêu.
Công việc của một CTO
Mang trọng trách của một Giám đốc kỹ thuật, CTO sẽ phải đưa ra những quyết định hướng đến sự phát triển công nghệ cho công ty. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ như hiện nay mà vai trò của CTO ngày càng trở nên quan trọng.
Tuỳ vào nhu cầu công ty, CTO thường được chia thành 4 dạng:
CTO đảm nhận cơ sở hạ tầng
Với nhiệm vụ giám sát dữ liệu, bảo mật, bảo trì mạng của công ty. CTO cũng có thể đặt ra chiến lược kỹ thuật và quản lý lộ trình công nghệ của công ty.
CTO đảm nhận kỹ thuật
Ở vị trí này, CTO sẽ chịu trách nhiệm thiết lập chiến lược công nghệ chung toàn hệ thống. Đồng thời xem xét cách triển khai những công nghệ để đảm bảo thành công cho công ty.
CTO đảm nhận hoạt động tiếp thị
Là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, CTO sẽ phụ trách quan hệ khách hàng, nắm bắt thị trường mục tiêu và giúp đưa các dự án công nghệ thông tin ra thị trường.
CTO đảm nhận chiến lược kỹ thuật dài hạn
CTO khi đảm nhận vị trí này sẽ lên chiến lược công ty và cơ sở hạ tầng công nghệ, phân tích thị trường mục tiêu, và tạo ra các mô hình kinh doanh.
CTO và CIO khác nhau ở điểm nào?
Về chiến lược:
Trọng trách của CTO là chiến lược phát triển của công nghệ trong công ty, tham gia việc tạo lập, nghiên cứu và thực hiện các dự án công nghệ. Còn CIO là tìm kiếm tài nguyên tin học cho doanh nghiệp, vạch ra chiến lược tin học hoá cho doanh nghiệp.
Về thực thi:
CTO phụ trách nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ trong tổ chức. Mặt khác, CIO chịu trách nhiệm tổng hợp dòng thông tin, hoàn tất việc lựa chọn hệ thống công nghệ, tập hợp thông tin trong và ngoài doanh nghiệp để làm căn cứ cho quyết sách.
Về cải tiến:
CTO sẽ là người lập dự án, nghiên cứu phát triển, cập nhật công nghệ mới. CIO trợ giúp doanh nghiệp thiết lập lại quy trình nghiệp vụ, vận dụng kỹ thuật quản lý công nghệ xây dựng lại hệ thống quyết sách và thực hiện của doanh nghiệp.
Tóm lại, nhìn chung CTO đóng vai trò then chốt trong một doanh nghiệp, điển hình là những doanh nghiệp thiên về công nghệ thông tin . Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cho mình câu trả lời xác đáng nhất về câu hỏi CTO là gì ?
Xem thêm bài viết những kỹ năng cần có của lập trình viên