FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Kỹ năng

5 Lý Do Chứng Tỏ Bạn Không Hạnh Phúc Trong Công Việc

Nguyên nhân do đâu khiến bạn cảm thấy không hạnh phúc trong công việc

Gần đây bạn cảm thấy mọi thứ thật tệ, bạn chẳng hạnh phúc trong công việc. Bạn có nhớ những cảm giác hào hứng khi mình có được công việc này? Và giờ mọi cảm giác phấn khích, thích thú trong công việc dần biến mất, thay vào đó là những trạng thái chán nản, muốn từ bỏ…

Tại sao bạn lại cảm thấy không hạnh phúc trong công việc? Có rất nhiều lí do để đổ lỗi cho việc này và dễ dàng thấy những lí do đó thường đến từ những người khác hoặc yếu tố ngoại cảnh. Liệu lí do thực sự có nằm trong lời bào chữa của bạn?

freeC đã tìm kiếm 5 lí do hàng đầu hầu hết mọi người hay gặp và những lời khuyên hữu ích giúp bạn vượt qua chúng.

Bạn không ưa Sếp

ly-do-ban-khong-hanh-phuc-trong-cong-viec-1

mâu thuẫn với Sếp khiến công việc của bạn không suôn sẻ
Sếp của bạn, người nắm giữ quyết định số phận và có khả năng khai tử bạn bất cứ lúc nào. Hiển nhiên không phải ai cũng thích Sếp của mình, chúng ta thường mơ ước về một người Sếp hoàn hảo, có năng lực và khả năng quản lý song song cực tốt. Nhưng sự thật luôn trái ngược, không một ai là hoàn hảo cả!

Sếp là người quản lý, kiểm soát môi trường làm việc, người xác định vai trò của bạn cũng như là cầu nối giải quyết mọi vấn đề giúp bạn. Nếu bạn đang có sự cố với Sếp mình, đã đến lúc phải tự chịu trách nhiệm cho việc đấy và hành động ngay thôi nào. Bạn không cần phải chịu trách nhiệm về cư xử của Sếp nhưng bạn có thể điều khiển và thay đổi được cảm xúc, phản ứng và hành động của chính mình để hướng tới một kết quả khá hơn.

Dưới đây là 3 điều bạn nên tham khảo để tránh mâu thuẫn với Sếp tại nơi làm việc:

  • Trình bày vấn đề của bạn với Sếp, thảo luận và cùng tìm hướng giải quyết.
  • Cải thiện khả năng giao tiếp trong công việc. Mỗi người chúng ta đều có những cách giao tiếp khác nhau, cái bạn cần làm là xem và học hỏi tận mắt nhưng người khác để hoàn thiện hơn.
  • Tiến lên! Nếu bạn vẫn tiếp tục những cuộc trang luận với Sếp và cảm thấy họ đang khiến bạn thất vọng thì hãy ngưng phụ thuộc vào họ, hãy tự trách nhiệm cho những hành động của mình.

Bạn không hài lòng với đồng nghiệp

Tất cả chúng ta ai cũng có những đồng nghiệp khó ưa theo một cách nào đó. Niềm vui đi làm của bạn phụ thuộc vào môi trường làm việc, nếu bạn dành hơn 40 tiếng trong một tuần làm việc trong môi trường bạn không thích, chắc chắn bạn sẽ chẳng vui vẻ hay hạnh phúc gì.

Trong đó đồng nghiệp là những người đóng vai trò rất quan trọng. Chung quy chúng ta là những sinh vật nhỏ bé trong xã hội, có nhu cầu giao tiếp để kết nối với nhau. Nếu quanh bạn toàn những người chỉ mang lại cảm giác tiêu cực, sự tự tin của bạn cũng sẽ giảm giần theo.

Phải làm gì để đối phó với vấn đề này? Có 2 đề xuất mà bạn nên tham khảo dưới đây:

  • Thay đổi những thái độ tiêu cực về họ, Tự nhủ rằng những suy nghĩ không đáng có về họ chỉ là do mình đang tưởng tượng ra và thực chất họ khác với những gì ta nghĩ.
  • Hạn chế tiếp xúc với họ. Nếu bạn đã nhận thấy rõ bản chất của đồng nghiệp, hãy chấp nhận sự tồn tại của chính họ trong cuộc sống mình và hạn chế tiếp xúc, giao tiếp.

Công việc không thú vị và đáng làm như bạn nghĩ

Công việc của bạn không phải lúc nào cũng đầy hứng thú như ban đầu, và đến khi chúng trở nên không còn thú vị bạn sẽ cảm thấy nhàm chán. Con người thường ưa thích những khía cạnh về giá trị và giải trí, bằng cách tạo cho môi trường làm việc đầy hứng khởi bạn sẽ hay hái làm mà không có bất kỳ trở ngại nào về cảm xúc.

Làm thế nào để công việc trở nên thú vị hơn?

  • Bạn có thể tạo những thử thách nhỏ trong công việc và đối thủ cạnh tranh với mình chính là đồng nghiệp.
  • Tạo những phần thưởng để khích lệ cho thành quả trong công việc mà mình đạt được. Tùy vào từng cột mốc và mức độ thành công sẽ có những giải thưởng giá trị khác nhau đẻ bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn.

Bạn không có niềm tin về công việc mà mình đang làm

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn cảm thấy không vui vẻ đối với vị trí của mình trong công việc. Ắt hẳn bạn đang sống ngoài sự liên kết các giá trị cốt lõi của chính mình.

Nếu vai trò của bạn không phù hợp với giá trị cốt lõi của bạn, bạn sẽ rất khó khăn và đương nhiên bạn cũng không thể tận hưởng hạnh phúc những giá trị mà mình làm ra một cách thoải mái. Do đó hãy tìm hiểu kỹ vai trò, năng lực của mình xem chúng có phù hợp với công việc hiện tại hay không. Tạo động lực cho bản thân mỗi ngày để phấn đấu đạt được hoặc có thể xem xét chuyển đổi sang một lĩnh vực mới, nghề nghiệp mới phù hợp hơn với bạn.

Bạn được trả lương thấp

Bạn cảm thấy mức lương hiện tại không đúng với cống hiến và đóng góp của bạn bỏ ra. Nếu bạn đang được trả lương thấp, đó là vì bạn không yêu thích công viêc của mình và nó không đáng để bạn phải chịu nhiều sự căng thẳng và suy nghĩ.

Dưới đây là một số giải pháp dành cho bạn:

  • Tìm kiếm giá trị thực sự mà bạn tạo ra trong công việc. Hãy quan sát mỗi ngày liệu những giá trị mình tạo ra có thay đổi hay mang đến điều gì khác biệt hay không, từ đó có thể năng cao được giá trị của mình.
  • Yêu cầu xem xét tăng lương.
  • Nếu bạn đang có mức lương thấp và nhận thấy chưa phải là lúc để được tăng lương thì hãy kiềm chế lại những nóng giận. Suy nghĩ xem liệu công việc bạn đang làm có thực sự tâm huyết và yêu thích hay không, liệu bạn có thể bỏ qua yếu tố lương bổng để vui vẻ làm và chờ cơ hội đến.

Hãy nhớ rằng hạnh phúc hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn. cách bạn đang cố gắng đấu tranh, giải quyết các yếu tố bên ngoài vô tình tàn phá những niềm vui của bạn trong công việc. Hãy học cách kiềm chế cảm xúc, giao tiếp khéo léo và đối đầu trước mọi nghịch cảnh trong công việc.Mọi thứ không hoàn toàn hoàn hảo cho đến khi bạn nhìn nhận nó hoàn hảo.

Related posts
Kỹ năng

Cách tính và Quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngTìm việc

Viettel Post tuyển dụng thế nào? Mẹo phỏng vấn thành công

Kỹ năng

Personal Branding là gì? 18 Bí quyết phát triển Nhân hiệu

Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năng

26 Câu hỏi phỏng vấn Web Developer cần biết khi đi xin việc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *