Site icon FreeC Blog

5 nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả thường hay gặp phải

nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả

Tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng là một yếu tố giúp các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển kinh doanh. Tuy nhiên nếu tuyển dụng sai người hoặc công việc tuyển dụng phát sinh nhiều chi phí là điều mà không một doanh nghiệp nào mong muốn. Vậy nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả là gì? Cách khắc phục vấn đề tuyển dụng không hiệu quả ra sao. Sau đây là những thông tin cần thiết bạn nên biết.

Tuyển dụng không hiệu quả được hiểu ra sao?

Tuyển dụng là một khâu vô cùng quan trọng và cũng khá phức tạp nhằm tìm kiếm và chiêu mộ các nguồn nhân lực về phục vụ cho các vị trí của doanh nghiệp. Sau mỗi đợt tuyển dụng hoàn thành, bộ phận tuyển dụng (HR) của doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích và đánh giá lại tính hiệu quả của công tác tuyển nhân sự.

Source: freepik

Kết quả đánh giá được xét trên nhiều tiêu chí đặt ra, phụ thuộc và đặc thù của doanh nghiệp đó. Một đợt tuyển dụng chất lượng thấp và có nhiều hạn chế trong công tác tuyển dụng nếu có những đặc điểm sau:

Nói đơn giản hơn, tuyển dụng không hiệu quả là tuyển dụng sai người hoặc không tuyển được nhân sự. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.

Đâu là nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả và biện pháp khắc phục?

Để có thể nâng cao chất lượng tuyển dụng thì bộ phận tuyển dụng nhân sự cần nhìn nhận ra vấn đề trong khâu tuyển dụng, đề ra giải pháp khắc phục kịp thời, bảo đảm tuyển đúng người, đúng vị trí. Dưới đây là một số nguyên nhân mà các HR hay mắc phải.

>>> Đăng tin tuyển dụng miễn phí chất lượng và hiệu quả

Coi trọng tốc độ tuyển đủ nhân sự hơn là chất lượng

Theo như một khảo sát chung đối với bộ phận tuyển dụng cho thấy, một bộ phận lớn chuyên gia tuyển dụng thừa nhận một trong những lý do khiến họ đưa ra những quyết định tuyển dụng kém hiệu quả là việc muốn đẩy nhanh tốc độ.

Trong một số trường hợp tuyển dụng, do có các lý do đột xuất khiến doanh nghiệp thiếu hụt nhiều vị trí làm việc. Vì vậy bộ phận tuyển dụng sẽ phải chịu trách nhiệm sớm tuyển đủ số người để lấp đầy vị trí. Áp lực từ các nhà quản lý khiến bộ phận tuyển dụng nhân sự vội vàng trong khâu lên kế hoạch tuyển dụng. Vậy nên việc đánh giá năng lực và độ thích ứng môi trường đối với ứng viên sẽ bị xem nhẹ.

Source: freepik

Để khắc phục vấn đề này, nhà tuyển dụng cần biết cách lên kế hoạch tuyển dụng thật hợp lý, cân bằng giữa việc tuyển đủ với tuyển đúng người. Đặc biệt, việc lựa chọn kênh đăng tin tuyển dụng chất lượng sẽ tăng hiệu quả đưa JD tiếp cận đến nhiều ứng viên tiềm năng.

Bản JD thiếu chi tiết, không thu hút

Khâu viết JD là một bước rất quan trọng góp phần quyết định chất lượng tuyển dụng. JD mang toàn bộ thông tin mà bên tuyển dụng đưa ra cho các vị trí và cũng là nơi mà ứng viên hiểu được nhà tuyển dụng cần gì và mình sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ gì từ công việc đó. Một bản JD thiếu chi tiết, nội dung không chính các, các chế độ đãi ngộ không hấp dẫn cũng là một nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả.

>>> Tham khảo JD là gì? Làm thế nào để xây dựng một JD hiệu quả

Bản mô tả công việc chung chung,không nói rõ công việc cụ thể cho các vị trí. Việc mô tả mức lương và các chế độ đãi ngộ không rõ ràng, không phù hợp hoặc việc trình bày JD rối mắt làm giảm nhu cầu tìm hiểu của ứng viên khiến họ dễ dàng bỏ qua mà không ứng tuyển.

Nhằm giải quyết vấn đề này, bộ phận tuyển dụng cần làm việc với các phòng ban liên quan để lên nội dung thật chi tiết và chính các cho các vị trí về yêu cầu năng lực, môi trường làm việc, lương thưởng,… Trình bày bản JD một cách rõ ràng, chuyên nghiệp, thu hút người xem. Đặc biệt là cần phải hỗ trợ nhiệt tình, giải đáp các thắc mắc thật chính xác và khách quan cho các ứng viên khi họ muốn xin việc.

Chưa xây dựng được thương hiệu công ty

Thương hiệu của nhà tuyển dụng rất quan trọng trong việc chiêu mộ các nhân sự tài năng về đầu quân. Việc tuyển dụng thiếu chuyên nghiệp, không hỗ trợ đầy đủ thông tin khi tương tác với các ứng viên sẽ để lại những đánh giá không tốt từ ứng viên làm giảm chất lượng thương hiệu.

Hơn nữa, trong bối cảnh các kênh thông tin, mạng xã hội phát triển như hiện nay, chỉ cần một sơ suất nhỏ là các vấn đề không tích cực đã dễ dàng qua tai các ứng viên. Điều này sẽ gây ra nhiều cản trở lớn trong việc thu hút nhân lực chất lượng về cho doanh nghiệp.
Để khắc phục điều đó, doanh nghiệp cần phải xác định tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi phải bỏ ra nhiều sức lực, trí tuệ, nguồn vốn nhưng kết quả mà nó mang lại vô cùng lớn.

Cần phải xây dựng được bộ quy tắc ứng xử đối với các ứng viên sao cho chuyên nghiệp, kịp thời. Tối ưu các quy trình tiếp nhận CV và trả lời kết quả ứng tuyển. Xây dựng và sử dụng các hình ảnh quảng cáo công ty, bộ logo nhận diện thương hiệu phù hợp để nhiều ứng viên biết đến công ty hơn. Đề cao việc nhận các lời đánh và phản hồi từ các ứng viên để điều chỉnh các quy trình sao cho hiệu quả.

>>> Tham khảo 5 Bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả

Không kiểm tra các thông tin tham chiếu, phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp

Sự thiếu chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong công tác tuyển dụng sẽ tạo ra lỗ hổng để lọt các nhân viên không đúng năng lực và yêu cầu. Do các yêu cầu về thời gian tuyển dụng và áp lực từ cấp trên mà bộ phận tuyển dụng thường bỏ qua các thông tin tham chiếu trong hồ sơ xin việc của các ứng viên. Từ đó việc thẩm định năng lực thực sự, bằng cấp, kỹ năng và nội dung ứng viên cung cấp trong CV không chính xác cũng được bỏ qua. Hoặc là tuyển nhân viên không đáp ứng yêu cầu công việc vào công ty.

Nhà tuyển dụng có thể khắc phục điều này bằng cách thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn chi tiết, toàn diện. Phỏng vấn là lúc mà nhà tuyển dụng và các ứng viên có thể tương tác với nhau và giúp nhà tuyển dụng quyết định có tuyển người đó hay không. bộ câu hỏi được chuẩn bị sẵn sẽ giúp nhà tuyển dụng chủ động hơn trong việc khai thác năng lực thực chất của ứng viên.

Source: freepik

Đồng thời, cần đánh giá chất lượng ứng viên nghiêm ngặt theo quy chuẩn đặt ra, không tuyển dụng qua loa dẫn đến việc tỷ lệ tuyển nhầm người cao. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian liên hệ với người tham chiếu để tìm hiểu kỹ thông tin của ứng viên.

Phương pháp đánh giá năng lực, đánh giá thái độ chưa phù hợp

Việc chỉ trao đổi nội dung công việc một cách chung chung, không đi sâu tìm hiểu về khả năng của ứng viên, không có các bài kiểm tra năng lực và thái độ làm việc sẽ dẫn tới các quyết định tuyển dụng mang tính chủ quan. Nhiều nhà tuyển dụng thường tuyển nhân viên dựa vào trực giác và ấn tượng ban đầu mà không đi sâu vào kiểm tra về khả năng của ứng viên. Dẫn đến khi nhân sự vào làm việc sẽ không phù hợp với vị trí, không đáp ứng nhu cầu công việc cũng như môi trường doanh nghiệp.

Vậy nên, ngoài việc phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên kết hợp các bài đánh giá năng lực ứng viên để kiểm tra về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, các kỹ năng mềm,… để xem thử ứng viên đó có thực sự phù hợp với vị trí cần tìm không. Tùy theo đặc thù từng vị trí mà nhà tuyển dụng xây dựng các bài đánh giá riêng.

Việc không tìm đúng người, đúng việc, tốn kém nhiều chi phí rất dễ gặp phải trong khâu tuyển dụng. Có nhiều nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả mà bộ phận nhân sự cần sớm nhìn ra và có cách khắc phục kịp thời. Sự chuyên nghiệp trong khâu tuyển dụng sẽ giúp doanh nghiệp chiêu mộ được nhiều nhân tài đầu quân. Từ đó mà doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng nhanh và bền vững. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích cho công việc.

Có thể bạn quan tâm:

Exit mobile version