Exit interview – Phỏng vấn thôi việc có thể được hiểu là buổi trao đổi giữa doanh nghiệp và nhân viên trước khi họ kết thúc công việc của mình tại đây. Mục đích của exit interview là tìm ra nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp cho quyết định rời đi của nhân viên, từ đó tìm ra hướng giải quyết vấn đề và cải thiện chất lượng vận hành nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Khái niệm và mục đích của Exit Interview
Phỏng vấn thôi việc hỗ trợ doanh nghiệp nhìn nhận lại các vấn đề trong công ty như:
- Lương, thưởng, chính sách phúc lợi
- Quy trình quản lý, vận hành
- Giữ chân nhân tài
- Chương trình đào tạo và phân bố nhân sự
- Văn hóa nội bộ và môi trường làm việc
- Mối quan hệ giữa nhân viên công ty
- Phong cách và hiệu quả của lãnh đạo
- Điều kiện làm việc, động lực, hiệu quả, năng suất của nhân viên…
Thúc đẩy các cấp lãnh đạo lắng nghe và quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề của nhân viên và hoạt động của công ty bên cạnh việc kinh doanh.
Gia tăng cơ hội giữ chân nhân tài. Đôi khi nhân viên chỉ ra đi vì họ tìm được một công việc có mức lương hấp dẫn hơn.
Giúp củng cố mối quan hệ giữa nhân viên với công ty. Nếu nhân viên cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng và giúp ích được cho sự phát triển của công ty khi họ ra đi, họ có thể có cái nhìn tốt hơn, thấy được sự chuyên nghiệp của công ty và trở thành những đại sứ cho thương hiệu tuyển dụng nói riêng và thương hiệu nói chung của công ty.
ƯU ĐÃI KHỦNG TRONG THÁNG
freeC Asia “DISCOUNT” lên đến 50% các dịch vụ!
Xây dựng buổi phỏng vấn thôi việc hiệu quả
Để buổi phỏng vấn hiệu quả, bạn cần có những thông tin cần thiết và chân thực từ nhân viên. Thông thường, khi sắp ra đi, nhân viên không muốn để lại ấn tượng xấu trong công ty. Vì vậy, đôi khi họ sẽ không chia sẻ thật những gì mình nghĩ. Cũng có thể họ quá bận chuẩn bị cho công việc mới, hay tệ hơn là họ đã có định kiến rằng công ty sẽ không thay đổi dù họ có góp ý như thế nào nên không có động lực để tìm hiểu và bày tỏ cảm xúc của bản thân.
Định kiến của nhân viên có thể một phần do buổi exit interview không được tiến hành theo trình tự thống nhất và không có biện pháp sử dụng kết quả của buổi phỏng vấn vào việc phát triển công ty hợp lý. Để khắc phục những khó khăn, doanh nghiệp cần thống nhất các nguyên tắc phỏng vấn thôi việc phù hợp.
Những lưu ý cho một buổi phỏng vấn
- Để tạo sự thuận tiện cho nhân viên, hãy để họ lựa chọn các hình thức cho buổi phỏng vấn như thời điểm, độ dài buổi họp, người phỏng vấn, địa điểm, cách thức (nói chuyện trực tiếp, điền bảng câu hỏi khảo sát)
- Khẳng định và đảm bảo tính bảo mật thông tin để nhân viên bớt lo ngại và chia sẻ nhiều hơn thông qua các phân tích và báo cáo chung.
- Chủ động dẫn dắt buổi phỏng vấn bằng cách đặt các câu hỏi đã chuẩn bị trước để giữ buổi phỏng vấn xoay quanh các vấn đề trọng tâm, quan trọng đối với công ty. Nhưng người phỏng vấn cũng cần đặt thêm những câu hỏi theo mạch chia sẻ tự nhiên của nhân viên để tìm hiểu sâu vấn đề hoặc phát hiện những thông tin mới, chưa được biết đến.
- Tổng hợp và chia sẻ kết quả các buổi phỏng vấn với ban lãnh đạo để họ sớm nắm bắt tình hình và lên kế hoạch hành động để cải thiện hệ thống của công ty.
Bảng câu hỏi tham khảo trong Exit interview
Biết được góc nhìn và kỳ vọng của nhân viên về công việc | – Lý do cho quyết định nhận lời mời làm việc tại công ty? – Trong quá trình làm việc, công ty có đáp ứng được kỳ vọng của bạn không? – Những trải nghiệm của bạn trong suốt quá trình làm việc tại công ty như thế nào? – Bạn nghĩ mình đã được công ty trang bị đầy đủ để làm tốt công việc hiện tại của mình? – Mối quan hệ của bạn với sếp của mình như thế nào? Bạn nghĩ sao về cấp trên trực tiếp và ban lãnh đạo của mình? – Mô tả công việc có thay đổi kể từ lúc bạn mới nhận việc hay không? Thay đổi như thế nào? – Bạn có thấy thành quả và nỗ lực của mình được công ty ghi nhận và trân trọng không? – Theo bạn, những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và đặc trưng tính cách nào mà người thay thế bạn cần có? |
Tìm ra điểm tốt và chưa tốt của công ty | – Điều gì khiến bạn quyết định nghỉ việc? – Có điều gì làm bạn thấy chưa hài lòng trong quá trình làm việc? – Bạn thích điều gì ở công ty/ công việc của mình nhất? – Bạn không thích điều gì ở công ty/ công việc của mình nhất? |
Tìm cách để cải thiện vấn đề | Khi chưa có kế hoạch cụ thể, bạn không nên đưa ra cách giải quyết vấn đề trong buổi phỏng vấn thôi việc. Thay vào đó, hãy đề nghị nhân viên cho ý kiến vì họ sẽ là người hiểu rõ vấn đề mà bản thân gặp phải. – Nếu được thay đổi về công ty bạn sẽ thay đổi điều gì và như thế nào? |
Xác định suy nghĩ và mối quan hệ của nhân viên với công ty ở mức độ tốt hay xấu | – Bạn có sẵn sàng giới thiệu cơ hội nghề nghiệp tại công ty với bạn bè, người quen của mình không? Vì sao? |
Tìm hiểu về đối thủ | – Công việc mới của bạn như thế nào? Yếu tố gì là quan trọng nhất khi bạn đồng ý nhận công việc mới? |
Thuyết phục nhân viên ở lại | – Bạn có sẵn sàng quay lại công ty làm việc khi có vị trí công việc và điều kiện làm việc như bạn mong muốn không? |
Trên đây là những thông tin chi tiết về khái niệm và mục đích của exit interview. Hy vọng bài viết này giúp bạn xây dựng một buổi exit interview hiệu quả trong tuyển dụng. Chúc các bạn thành công.
Bài viết liên quan: