FreeC Blog

Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh phỏng vấn việc làm

Câu hỏi đầu tiên cũng là câu hỏi quan trọng và khiến nhà tuyển dụng ấn tượng nhất – “hãy giới thiệu về bạn”. Trong bài viết này, freeC sẽ chia sẻ với bạn cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh phỏng vấn để lại ấn tượng tốt trong lòng nhà tuyển dụng.

Mẹo giới thiệu bản thân bằng tiếng anh phỏng vấn

Khoảnh khắc bước vào phòng phỏng vấn, bạn bắt đầu lo lắng không biết mình sẽ phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa thế nào và nên trả lời làm sao trong thời gian ngắn nhất. Thế nhưng, chúng ta thường quên mất rằng phần giới thiệu bản thân trước khi bắt đầu cũng quan trọng không kém. 

Bây giờ, bạn hãy bình tĩnh, ngồi xuống và ghi chú lại những điểm đáng chú ý sau đây để có thể trở nên tự tin hơn trong phần giới thiệu bản thân nhé. 

giới thiệu bản thân bằng tiếng anh phỏng vấn

Lựa chọn trang phục phù hợp 

Vẻ ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong khi phỏng vấn. Để chọn cho mình một bộ quần áo phù hợp sẽ phần nào thể hiện được con người và tính cách của bạn. Mỗi cơ quan khác nhau sẽ có những quy tắc về trang phục khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa công ty trước khi đi phỏng vấn xin việc. 

Nếu bạn không muốn phạm phải bất kỳ lỗi nào về trang phục, hãy mạnh dạn hỏi nhà tuyển dụng hoặc các nhân viên tại văn phòng trước ngày diễn ra phỏng vấn. 

Việc bạn hỏi trước như vậy sẽ cho họ thấy rằng bạn rất để tâm tới các chi tiết nhỏ và luôn muốn tạo một ấn tượng đầu tiên tốt nhất trong mắt nhà tuyển dụng. Dù sau đó bạn có lỡ phối đồ sai thì chuyện phạm phải sai lầm một cách chuyên nghiệp cũng sẽ an toàn hơn là bạn mặc đồ một cách tự do mà không có bất kỳ sự tham khảo nào. 

>>> Xem thêm Đi phỏng vấn mặc gì để không mất lòng nhà tuyển dụng?

Hãy là chính mình

Những gì bạn khoác lên người sẽ phản ánh rõ nhất tính cách của bạn; cũng như khẳng định bạn là người như thế nào trong mắt người khác. Vậy nên hãy tận dụng cơ hội này để chọn những bộ đồ phù hợp nhất, nhằm tạo nên một cầu nối tốt giữa bạn và nhà tuyển dụng ngay từ lần gặp đầu tiên. 

Nguồn ảnh: Freepik

Hướng sự chú ý của mọi người về bạn nhiều hơn 

Tránh sử dụng quá nhiều trang sức hay chọn những bộ trang phục quá nhiều họa tiết vì như vậy sẽ làm tổng thể ngoại hình của bạn trở nên rối mắt, gây xao nhãng và có thể làm cho nhà tuyển dụng không thể tập trung hoàn toàn vào cuộc phỏng vấn. 

Giữ một tâm thế thoải mái 

Trở thành một ứng viên chuyên nghiệp không có nghĩa bạn phải cảm thấy cứng nhắc, khó chịu. Thay vào đó, hãy đảm bảo rằng khi bước chân ra khỏi nhà, tinh thần của bạn phải luôn trong trạng thái ổn định, đầy năng lượng và cảm thấy dễ chịu khi mặc lên người những bộ quần áo mình đã chọn. 

Chuẩn bị trước những điều cần nói 

Sự tự tin luôn là chìa khóa giúp bạn có thể thoải mái trò chuyện cũng như giao tiếp với người khác một cách dễ dàng. Bởi vậy, hãy nắm chắc chìa khóa ấy trong tay và mạnh dạn giới thiệu to, rõ họ tên để đảm bảo họ không phải hỏi lại tên bạn một lần nữa. 

Một giọng nói với âm lượng vừa đủ, dễ nghe sẽ thể hiện bạn là một ứng viên biết tiết kiệm thời gian cho đôi bên và đang có trong mình một phong thái tự tin, một tinh thần cộng tác đối với công việc sắp tới. 

Hãy mở đầu cuộc trò chuyện bằng việc chào hỏi người phỏng vấn 

Kỹ năng gặp gỡ và chào hỏi người khác là một tiêu chí không thể thiếu khi đánh giá năng lực của ứng viên. Những phút đầu tiên khi gặp mặt là thời điểm vàng để nhà tuyển dụng có một cái nhìn tổng quan về sự tự tin của bạn. 

Đầu tiên, hãy niềm nở chào hỏi và bắt tay với họ. Bắt đầu giới thiệu họ và tên của bạn và vài câu sơ lược về bản thân. Hãy nhớ rằng chỉ nên kể ra một vài chi tiết nhỏ về gia đình của bạn. 

Luôn giữ cho cơ thể được thả lỏng để ngôn ngữ hình thể của bạn trở nên tự nhiên nhất. Duy trì việc giao tiếp bằng mắt cũng như gật đầu để họ thấy rằng bạn đang thật sự lắng nghe và hiểu những gì họ nói. 

Đây là điều tiên quyết cần làm trong quá trình giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. 

>>> Xem thêm Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn dành cho bạn

Đề cập đến trình độ học vấn của bản thân 

Sau phần giới thiệu tên cùng các thông tin cơ bản khác, hãy tóm tắt lại cho nhà tuyển dụng nghe về trình độ học vấn của bạn. Dù rằng bạn đã liệt kê hết những điều đó trong CV nhưng nhà tuyển dụng vẫn mong đợi một ứng viên có thể trình bày một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn về những gì bạn đã được học. 

Bạn hãy nhớ phải luôn nói sự thật về những thành quả mình đã gặt hái được trên suốt chặng đường học tập và đảm bảo rằng bạn đang không bị tự tin thái quá hay khoe khoang, đắc ý quá mức khi nói về thành tích của bản thân. 

Nguồn ảnh: Biginterview

Trau chuốt kinh nghiệm chuyên môn (nếu có) 

Với những ứng viên có kinh nghiệm, việc đề cập chi tiết tất cả những kinh nghiệm trước đây cũng như những gì đã học được trong thời gian đó là rất quan trọng. 

Hãy kể về thời điểm khi bạn thực tập và những workshop mà bạn có cơ hội được tham gia. Trong lúc bạn giới thiệu, nhà tuyển dụng sẽ ghi chú lại những thông tin về trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm của bạn. 

Mặt khác, những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, thành tích tốt trong học tập và các hoạt động ngoại khóa sẽ là một điểm cộng lớn. 

Đề cập đến sở thích và những điều bạn đang hứng thú 

Ở bước này, bạn hãy đề cập tới sở thích cá nhân và điều gì khiến bạn hứng thú; nhưng hãy nói một cách chuyên nghiệp và cá nhân hóa nhất có thể. Đừng kể quá sâu và chi tiết vì có thể buổi phỏng vấn sẽ trở thành buổi nói chuyện phiếm. 

Chuẩn bị cho những câu hỏi kế tiếp 

Bạn hãy chuẩn bị vài câu trả lời cho những câu hỏi kiểm tra sự trung thực của ứng viên. Bạn sẽ được hỏi một loạt câu hỏi liên quan tới những gì bạn vừa nói trong phần giới thiệu để xem liệu bạn có thành thật hay không. Vì thế, hãy giới thiệu bản thân đúng sự thật để bạn có thể sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà nhà tuyển dụng đưa ra. 

Nguồn ảnh: Raymond Venegas

Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh phỏng vấn cho người mới bắt đầu 

Ví dụ 1 

Ví dụ 1 – tiếng Việt

“Xin chào, tên tôi là… Tôi là sinh viên vừa tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành … tại trường … Tôi từng là biên tập viên của tạp chí xuất bản định kỳ hằng năm tại trường và cũng đã hoàn thành xong hai kỳ thực tập ở công ty … Tôi rất vui khi thấy công ty đang cần tuyển người cho vị trí này vì tôi tin rằng tôi đủ năng lực để hoàn thành tốt trách nhiệm trong công việc.” 

Ví dụ 1 – tiếng Anh

(Hi, my name is… Recently, I graduated… with a bachelor’s in …Before that, I was the editor of the annual magazines published at my university. I also completed two internships at … I’m really interested in being Assistant Editor at your company as I believe I can do my best at this position). 

Ví dụ 2 

Ví dụ 2 – tiếng Việt

“Cảm ơn anh/chị vì đã cho em cơ hội để giới thiệu bản thân mình. Em tên …, sinh ra và lớn lên ở … cùng với ba và mẹ. Để được công nhận là một ứng viên chuyên nghiệp, em đã theo đuổi ngành Kỹ sư Khoa học Máy tính và đạt được bằng Cử nhân Công nghệ với chuyên môn về sự kết nối và bảo mật. Gần đây, em cũng đã tham gia thi lấy chứng chỉ nghề nghiệp Cisco (CCNA) và đang chờ kết quả.

Từ khi còn là sinh viên, em nhận thấy mình có niềm đam mê rất lớn đối với máy tính và mạng lưới Internet cũng như luôn muốn tìm hiểu sâu hơn về các thiết bị chuyển mạch trực tiếp. Để nói về sở thích của em thì hiện tại em rất thích chơi bóng bàn và em từng là đội trưởng đội thể thao của trường. Đội của em đã làm rất tốt khi đem về các bàn thắng trong các mùa giải giữa các trường hoặc liên bang cũng như giành được chiếc vòng nguyệt quế cho trường.” 

Ví dụ 2 – tiếng Anh

“I really appreciate it when you give me the chance to introduce myself. I am …, I was born and now live in … with my mom and dad. To be recognized as a professional candidate, I have pursued BTech in Computer Science Engineering with a specialization in Networking and Security. Lately, I have taken an exam to get the CCNA certification, and I’m now still awaiting the result. 

Honestly, I have been absolutely enthusiastic about computers and networks and always wanted to work on live switches since I was just a student. 

About my hobbies and things I usually do in my free time, I’m really into playing table tennis, and I was the sports captain in my school too. We have won lots of inter-school and inter-state competitions in table tennis, and we also have brought medals to the school”.

Nguồn ảnh: The Balance Careers

Mẫu giới thiệu bản thân trong phỏng vấn dành cho ứng viên CÓ kinh nghiệm 

Ví dụ 1 

Ví dụ 1 – tiếng Việt

“Xin chào, tôi là … và tôi đã đảm nhiệm vị trí quản lý, chịu trách nhiệm cho các hoạt động truyền thông kỹ thuật số được 3 năm tính đến thời điểm hiện tại. Tôi cũng từng làm nhân viên trong đội ngũ SEO Marketing ở công ty … trong 2 năm và trước đó, tôi đã làm 1 năm tại tập đoàn … Tôi có một lượng kiến thức nhất định về SEO trên các website và ngoài đời thực cũng như các công cụ hỗ trợ dùng cho mảng content trong marketing.

Với sự hiểu biết này cùng với các kỹ năng liên quan, tôi tin chắc rằng tôi là một ứng viên phù hợp cho vị trí mà công ty đang cần. Tôi cũng đảm bảo với công ty rằng tôi sẽ cố gắng hết sức để mở rộng khả năng, phạm vi tiếp cận trực tuyến của công ty và giúp cho công ty xây dựng được thương hiệu, uy tín hơn trên các kênh truyền thông hiện hành.” 

Ví dụ 1 – tiếng Anh

“Hi, I’m …, and I have worked as a digital marketing manager for 3 years. I was a member of the SEO Marketing team at … for the last couple of years. Before that, I also worked at … for 1 year. I have a full understanding of on- and off-page SEO, and I know how to use content marketing tools well. 

I suppose that I’m the right one for this position as I have all of the skills and experience that you need. I guarantee that I’ll try my best to extend your reach on websites and help you provide a better online appearance across various social networks”. 

Ví dụ 2 

Ví dụ 2 – tiếng Việt

“Xin chào, như anh/chị cũng đã thấy trong CV, tên tôi là … tôi sinh ra ở …, lớn lên ở … nhưng hiện đang sinh sống và làm việc tại … và sống cùng gia đình có 4 thành viên. Để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê giảng dạy, tôi đã kiên trì học và có được cho mình một tấm bằng Cử nhân Giáo dục bậc Tiểu học ở trường Đại học …

Tôi bắt đầu sự nghiệp bằng công việc trợ giảng khi còn là sinh viên năm cuối. Vào tháng 8 năm 2019, tôi trở thành giáo viên tại một trường Tiểu học. Cùng lúc đó, tôi đã hoàn thành chứng chỉ Sư phạm để có thể giảng dạy tốt và hiệu quả hơn. Còn về phần sở thích cá nhân, tôi rất thích nhảy. Nhảy như là một phương pháp trị liệu giúp tôi giải tỏa mọi căng thẳng trong phút chốc. Ngoài ra, tôi cũng rất thích đọc sách vào thời gian rảnh.” 

Ví dụ 2 – tiếng Anh

“Hello, as you can see in my CV, my name is … I was born and raised in …, but now live in … with my family which has 4 members. To make my dream come true, I started to learn BEl Ed from… I began my first job as an Assistant Teacher in my last year at university. Since August 2019, I have worked as an Elementary Teacher. At the same time, I finished a diploma in Child Pedagogy which helped me a lot in teaching skillfully. About my interests and hobbies, I’m really interested in dancing. It helps me a lot in reducing my stress, and I also love reading in my spare time”. 

Tips giới thiệu bản thân để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng 

Giờ thì bạn đã quen với việc trả lời các câu hỏi khác nhau liên quan tới phần giới thiệu bản thân. Sau đây là một vài mẹo quan trọng giúp bạn có thể chuẩn bị kỹ hơn cho phần giới thiệu này: 

Trong khi phỏng vấn 

Luôn mỉm cười 

Luôn mỉm cười khi bạn được phỏng vấn. Nụ cười chính là yếu tố làm tăng sự tự tin và cân bằng lại các ngôn ngữ hình thể. Từ đó, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng vì là một người thân thiện, hòa nhã. 

Nguồn ảnh: He Always Smiles

Một câu chào hỏi ngắn gọn

Một câu chào hỏi ngắn gọn và đơn giản cũng có thể khiến người khác đánh giá cao về bạn. 

Thông báo cho tiếp tân hoặc người hỗ trợ

Thông báo cho tiếp tân hoặc người hỗ trợ rằng bạn đã đến nơi phỏng vấn và hãy nhớ giới thiệu đầy đủ họ tên cũng như một đoạn giới thiệu phù hợp về bản thân. 

Gạt bỏ hết những gì khiến bạn phân tâm

Gạt bỏ hết những gì khiến bạn phân tâm ra khỏi suy nghĩ và duy trì việc giao tiếp bằng ánh mắt trong lúc nói. Bởi việc tự giới thiệu bản thân còn giúp bạn trở nên tinh tế trong việc nhìn và thấu hiểu nhà tuyển dụng đang cần gì, muốn gì, nghĩ gì. 

Nguồn ảnh: Goats on the road

Luôn chuẩn bị phần giới thiệu bản thân dựa trên những yêu cầu được đặt ra trong phần mô tả công việc

Điều này sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin và có thêm nhiều cơ hội ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng sẽ giúp bạn có một phần giới thiệu ngắn gọn, súc tích và trách được trường hợp bạn sẽ “lạc đề” khi đưa ra những thông tin không liên quan. 

Những câu hỏi liên quan tới CV

Vì phần giới thiệu luôn là khía cạnh đầu tiên được nhắc đến khi phỏng vấn nên bạn cũng sẽ được hỏi những câu hỏi liên quan tới CV cũng như cách mà bạn sẽ làm để đáp ứng các yêu cầu trong mô tả công việc. 

>>> Xem thêm Cách viết CV

Đặt câu hỏi

Sau khi trả lời, bạn cũng có hỏi ngược lại nhà tuyển dụng để họ thấy bạn đang rất hứng thú với vị trí này cũng như công ty mình đang ứng tuyển. 

Có sự nghiên cứu kỹ lưỡng

Hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu thật kỹ cũng như chuẩn bị thật chu đáo cho nhiều dạng câu hỏi khác nhau mà bạn có thể được hỏi khi phỏng vấn. 

Nguồn ảnh: RCES

Hãy bình tĩnh trước khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh phỏng vấn

Bạn có thể dừng lại vài giây và hít một hơi thật sâu để giúp bản thân bình tĩnh hơn. Thêm nữa, việc dừng lại như vậy sẽ cho bạn thêm thời gian để sắp xếp các ý tưởng; suy nghĩ về câu hỏi mình vừa được hỏi và kế đó là đưa ra một câu trả lời với phong thái tự tin nhất có thể. 

Hãy xin vài phút suy nghĩ khi cần

Khi bạn cần vài giây suy nghĩ thì đừng ngần ngại nói rằng: “Cho em suy nghĩ thêm một chút” (Just give me a moment to think) hơn là trả lời vấp váp, không trôi chảy vì nó có thể khiến cho kết quả phỏng vấn của bạn không được mấy khả quan. 

Trong quá trình phỏng vấn, hãy tự lưu ý trong đầu mình những điểm nào mình cần cải thiện và những khía cạnh nào mình cần phải tập trung nhiều hơn. 

Sau buổi phỏng vấn 

>>> Xem thêm Cách viết thư cảm ơn sau phỏng vấn ấn tượng nhà tuyển dụng

Nguồn ảnh: The Balance Careers

Một vài mẹo khác

Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn thể hiện bản thân tốt hơn từ phần giới thiệu đến khi kết thúc buổi phỏng vấn: 

Những điều tuyệt đối tránh giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh

Sau đây là những điều không nên làm khi bắt đầu phần giới thiệu của bạn: 

Nguồn ảnh: In English With Love

Các câu hỏi thường gặp 

Làm thế nào để tôi giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn? 

Chào hỏi nhà tuyển dụng và bắt đầu bằng việc giới thiệu đầy đủ họ và tên, năng lực bản thân, quá trình được đào tạo cụ thể, sở thích hoặc các kinh nghiệm trước đây. 

Tôi chỉ là sinh viên mới ra trường, phải giới thiệu thế nào? 

Là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, sau khi giới thiệu tên và các loại bằng cấp đã có , bạn bạn hãy nhấn mạnh sở thích của bản thân và những kỹ năng chuyên môn. Hãy trình bày với sự nhiệt huyết, chân thành và mô tả bản thân theo cách mà bạn cho là phù hợp đối với một ứng viên tiềm năng. 

Một vài câu hỏi gợi ý cho bạn 
Bạn giỏi làm gì nhất? 
Ưu điểm của bạn là gì? 
Bạn sẽ là người như thế nào trong vòng 5 năm tới? 

Nên trả lời thế nào khi được hỏi: “Mục tiêu trong tương lai của bạn là gì?” 

Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên đưa ra những mục tiêu liên quan đến việc hướng tới sự phát triển của công ty. Hãy cho họ thấy kế hoạch sắp tới của bạn và công việc sẽ giúp bạn hoàn thành hoặc góp phần đạt được mục tiêu thế nào trong tương lai. 

Nên trả lời thế nào khi được hỏi: “Mức lương mong đợi của bạn là bao nhiêu?” 

Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên đưa ra một mức lương nằm trong khoảng mức lương trung bình của công việc trên thị trường hiện nay. 

>>> Xem thêm 13 Cách deal lương khi phỏng vấn thuyết phục nhà tuyển dụng

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh phỏng vấn không khó như bạn nghĩ. Miễn là bạn luôn giữ vững sự tự tin, thái độ khiêm tốn thì mọi chuyện sẽ đều ổn thỏa. Blog.freeC.asia chúc bạn bạn sẽ gặt hái được cho mình những thành quả xứng đáng nhất!

Có thể bạn quan tâm:

Exit mobile version