FreeC Blog

Mẫu thư Từ chối phỏng vấn không mất lòng nhà tuyển dụng

Khi nhận được thư mời phỏng vấn, đa số ứng viên sẽ háo hức và có sự chuẩn bị cho buổi thật tốt. Mặt khác, có những ứng viên từ chối vì lý do riêng. Nếu bạn thuộc nhóm người thứ hai và không biết phải từ chối khéo thế nào. Hiểu được tâm lý đó, freeC đã chuẩn bị giúp bạn các mẫu thư từ chối phỏng vấn không mất lòng nhà tuyển dụng ở bên dưới.

Khi nào bạn cần gửi thư từ chối phỏng vấn? 

Đó là khi bạn nhận thấy không phù với công việc hoặc chưa sẵn sàng để tham gia phỏng vấn. Dưới đây là các lý do từ chối thường gặp:

thư từ chối phỏng vấn
Reference: Freepik

Cách từ chối phỏng vấn khéo léo nhất

  1. Hãy chắc chắn rằng bạn thật sự không muốn/không thể tham gia cuộc phỏng vấn.
  2. Hãy phản hồi trong vòng vài ngày để cho thấy bạn đã cân nhắc rất nhiều về câu trả lời (dù bạn đã có câu trả lời ngay lập tức từ lúc nhận được Email). 
  3. Bày tỏ lòng biết ơn của bạn và cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành cơ hội này cho bạn .
  4. Giới thiệu một ứng viên sáng giá khác.

4 mẫu email từ chối phỏng vấn không làm mất lòng nhà tuyển dụng 

1. Bạn không muốn tham gia buổi phỏng vấn 

Kính gửi [Tên nhà tuyển dụng], 

Cảm ơn công ty rất nhiều vì đã dành thời gian đánh giá đơn ứng tuyển của tôi và mời tôi phỏng vấn cho vị trí [Tên vị trí] tại [Tên công ty]. Tuy nhiên, tôi rất tiếc phải rút đơn ứng tuyển của mình khỏi quy trình tuyển dụng vào lúc này. 

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn một lần nữa về thời gian và sự cân nhắc của công ty dành cho tôi. Mong rằng chúng ta vẫn có thể giữ liên lạc cho các vị trí khác trong tương lai. 

Trân trọng, 

[Tên của bạn] 

Reference: Freepik

2. Bạn đã đồng ý thư mời nhận việc ở một công ty khác 

Kính gửi [Tên nhà tuyển dụng], 

Cảm ơn công ty rất nhiều vì đã dành thời gian đánh giá đơn ứng tuyển của tôi và mời tôi phỏng vấn cho vị trí [Tên vị trí] tại [Tên công ty]. Tuy nhiên, gần đây tôi đã đồng ý thư mời nhận việc ở một công ty khác. 

Tôi mong rằng công ty sẽ tìm được ứng viên phù hợp với vị trí này và hy vọng chúng ta sẽ giữ liên lạc. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong tương lai, tôi chắc chắn sẽ liên lạc để tìm kiếm vị trí phù hợp hơn. 

Trân trọng, 

[Tên của bạn] 

3. Bạn có việc đột xuất 

Kính gửi [Tên nhà tuyển dụng], 

Cảm ơn công ty rất nhiều vì đã liên hệ với tôi cùng lời mời phỏng vấn cho vị trí [Tên vị trí] tại [Tên công ty]. Tuy nhiên, tôi có việc đột xuất nên không thể tham gia phỏng vấn. Dù rất tiếc nhưng tôi vẫn phải từ chối cơ hội này.  

Tôi mong rằng chúng ta sẽ giữ liên lạc và hy vọng về một cơ hội làm việc cùng nhau khác trong tương lai. 

Cảm ơn rất nhiều vì đã dành thời gian và sự cân nhắc cho tôi. 

Trân trọng, 

[Tên của bạn] 

Reference: Freepik

4. Bạn đã có việc làm và muốn đề xuất một người khác 

Kính gửi [Tên nhà tuyển dụng], 

Cảm ơn công ty rất nhiều vì đã cho tôi cơ hội được phỏng vấn vị trí [Tên vị trí] tại [Tên công ty]. Tôi thật sự rất ấn tượng bởi những thành tựu mà công ty đã đạt được trong lĩnh vực này, nhưng tôi đang hài lòng với vị trí và công việc hiện tại và tạm thời sẽ không chuyển sang một công việc mới. 

Tuy nhiên, một người đồng nghiệp của tôi [Tên của họ kèm đường dẫn đến trang cá nhân LinkedIn/Email] có thể sẽ hứng thú với vị trí này. Tôi rất tự tin giới thiệu anh ấy/cô ấy với công ty dựa trên những lần hợp tác trước đây giữa chúng tôi. Tôi nghĩ rằng anh ấy/cô ấy sẽ là một mảnh ghép tuyệt vời của công ty.  

Tôi mong rằng công ty sẽ tìm được ứng viên phù hợp với vị trí này. Tôi cũng rất hy vọng nếu được hợp tác trong tương lai. 

Trân trọng, 

[Tên của bạn] 

Mẹo cho bạn

Bạn có thể thay đổi đoạn thứ hai bằng một số lựa chọn khác. Ví dụ, nếu bạn cần thời gian để thông báo cho đồng nghiệp về đề nghị này (hoặc bạn cần chắc chắn rằng, nhà tuyển dụng có cân nhắc đến lời giới thiệu của bạn hay không), bạn có thể viết như sau: 

“Tuy nhiên, tôi rất sẵn lòng giới thiệu một người đồng nghiệp đáng tin của tôi cho vị trí này nếu quý công ty cần.” 

Hoặc nếu bạn muốn để đồng nghiệp của mình quyết định xem họ có quan tâm đến vị trí này và muốn liên hệ hay không, bạn có thể nói: 

“Tuy nhiên, tôi biết một đồng nghiệp đang tìm kiếm vị trí tương tự. Hãy để tôi liên hệ và chuyển tiếp Email của công ty và họ sẽ chủ động phản hồi nếu quan tâm”. 

Từ đó, bạn có thể cùng lúc khéo léo từ chối và giới thiệu vị trí này cho một người thích hợp hơn. 

Bên trên, blog.freec.asia đã chia sẻ với bạn 4 mẫu thư từ chối phỏng vấn chuyên nghiệp mà không làm mất lòng nhà tuyển dụng. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn và chúc bạn thành công trên con đường đã chọn.

Có thể bạn quan tâm:

Exit mobile version