Outsource là gì? Tại sao outsource lại trở thành lựa chọn của nhiều doanh nghiệp? Đặc biệt là trong những giai đoạn như thiếu nhân lực, cần thêm sự sáng tạo cho sản phẩm hay chuẩn bị phát triển một sản phẩm mới.
Outsource là gì?
Định nghĩa về Outsource là gì vẫn còn khá chung chung. Nhưng có thể hiểu đây là hình thức thuê nguồn nhân lực bên ngoài để thực hiện các công việc của doanh nghiệp. Thay vì giao cho nhân sự của mình đảm nhận thì doanh nghiệp thuê những người bên ngoài nhưng có trình độ chuyên môn cao hơn thực hiện công việc.
Được gì và mất gì khi dùng dịch vụ thuê ngoài (Outsource)
Việc lựa chọn một đơn vị outsource “lành nghề” ngoài việc giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản ngân sách đáng kể đồng thời đáp ứng được cam kết về tiến độ công việc, đảm bảo đúng thời gian ra mắt sản phẩm.
Thuê ngoài cũng giúp các doanh nghiệp startup trong giai đoạn khó khăn khi khởi nghiệp, nếu tập trung vào xây dựng 1 đội ngũ của mình đồng nghĩa với việc họ phải chi ra một khoảng ngân sách khá lớn so với thuê outsource. Đó là chưa kể đến những rủi ro như nhân sự thiếu kinh nghiệm, không đáp ứng tiến độ hay vấn đề nhảy việc.
Lấy ví dụ: “Một Startup thông thường với đội ngũ khoảng tầm chục người, tiến độ build sản phẩm mất 1 năm. Mặt khác, với một đội ngũ có kinh nghiệm, tiến độ này có thể tốn ít thời gian hơn.”
Nói đi vẫn phải nói lại, việc xây dựng một nhóm nhân lực trực thuộc (in-house) vẫn là phương án có tính bền vững hơn, nhất là trong bối cảnh thị trường nhân sự IT như hiện nay. Sự am hiểu về sản phẩm và lộ trình phát triển đúng hướng cùng sự linh hoạt ở nhiều giai đoạn khác nhau là điều mà chỉ có team in-house mới đảm nhận được.
Đã làm outsource thì bạn nên chuẩn bị tinh thần mất nhiều hơn là được, lấy điển hình là outsource lĩnh vực công nghệ. Đã là outsource thì không còn lạ gì với chuyện làm thêm giờ, làm tới 8 – 9 giờ tối, cả thứ 7 và Chủ Nhật diễn ra như cơm bữa. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và những mối quan hệ của bạn. Bạn kiếm được số tiền đáng mơ ước, nhưng đánh đổi bằng sức khoẻ thì có đáng không. Đó là chưa kể đến là nạn quỵt tiền công. Vì vậy, đã làm outsource thì phải chấp nhận được những rủi ro.
Mong rằng qua bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về khái niệm Outsource là gì và những khó khăn cùng thuận lợi khi làm việc outsource. Từ đó có cho mình quyết định có nên làm outsource hay có nên sử dụng dịch vụ outsource. Còn nếu bạn muốn tìm một công việc ổn định, cùng mức thu nhập hấp dẫn thì truy cập ngay freeC nhé!