Đôi khi trong cuộc phỏng vấn tuyển dụng, bạn sẽ được nghe những câu…”gieo hy vọng” của nhà tuyển dụng. Nhưng bạn đừng nên vội tin, bởi đôi khi, đó chỉ là những lời nói…lịch sự mà thôi!
1. ” Dù vị trí của bạn là A, nhưng sau này bạn sẽ có cơ hội thăng lên vị trí B”
Các nhà tuyển dụng thường không thể cam kết thăng chức cho bạn trước khi bạn thực sự bắt tay vào làm việc.Họ cần xem bạn có thể đóng góp gì cho công ty được không đã. Vì vậy thường những lời hứa đó là những lời hứa suông, ngoại trừ chính bạn đề nghị ” thăng chức lên vị trí B” sau 6 tháng, 1 năm hay một khoảng thời gian cả đôi bên quyết định và được xem là thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Để làm được điều đó bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy trong thời gian đó, bạn sẽ đóng góp cho công việc những gì ? Đó là lời cam kết của bản thân bạn đối với vị trí mong muốn được thăng tiến.
2. ” Lương của bạn là X, nhưng đừng lo lắng vì sau này lương sẽ tăng mà”
Đó là một trong những lời nói dối kinh điển nhất của nhà tuyển dụng, để tuyển được ứng viên họ sẵn sàng hứa hẹn về một mức lương mơ ước trong tương lai “xa xăm” nào đó. Và khi bạn hỏi lại sau thời gian làm việc, nhà tuyển dụng sẽ không thực hiện được và bạn phải giữ nguyên mức lương cũ.
Để tránh trường hợp đó xảy ra, hãy nhớ lấy những điều sau đây:
– Đó là mức lương được thỏa thuận là lương gross ( chưa trừ bảo hiểm các loại) hay lương net ( lương cứng, đã trừ các loại tiền bảo hiểm).
– Thời gian chính xác để review lại mức lương.
– Tiêu chí để review tăng lương là gì?
Và quan trọng nhất những quy định và thỏa thuận tăng lương phải có trong hợp đồng.
3.”Làm công việc này, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến.”
Điều này có thể có hoặc không. Đối phó với sự mơ hồ này, bạn nên đặt nghi vấn cho bản thân và nhà tuyển dụng.Tốt nhất bạn hãy đề nghị nhà tuyển dụng chia sẻ một số câu chuyện về những người đang làm trong công ty đã thành công, dù trước đó họ xuất phát điểm là vị trí giống bạn. Ngoài ra, hãy hỏi xem, bạn có cơ hội nói chuyện với họ không? Bạn cần phải hỏi kỹ vậy cơ hội thăng tiến ấy gồm gì? Bạn nên hỏi câu hỏi ấy đến nhà tuyển dụng. Nếu nhà tuyển dụng không đồng ý chia sẻ, có khả năng cao họ đang nói dối.
4.”Bạn có cơ hội được đào tạo bài bản, được sự chỉ dẫn của những người đi trước hoặc cơ hội tham dự nhiều lớp training”
Một số công ty vì muốn tuyển được người nhanh chóng nên họ thường nói dối về cơ hội được training , được học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Nhưng khi vào làm thì hỡi ôi bạn sẽ phải tự bơi một mình.
Vì vậy để tránh việc đó diễn ra, bạn hãy hỏi hỏi những lớp traning đó gồm gì, thời điểm bắt đầu hoặc bạn cần có kỹ năng gì mới được đào tào chuyên sâu về nó không ? Nếu có thể, hãy thử xin nhà tuyển dụng thêm các lớp training vào hợp đồng như thỏa thuận của đôi bên.
5.” Nếu làm tốt việc, bạn sẽ được thăng chức”
Nghe thích cực kỳ đấy nhưng các bạn ơi, nhiều khi thăng chức không đồng nghĩa với thăng lương. Nhiều trường hợp, thăng chức đối với nhà tuyển dụng chỉ là cho bạn cái danh hiệu, nhưng không hề cho bạn thêm trợ cấp hay bất cứ khoản thu nào.
Trước một đề nghị thăng chức, hãy hỏi nhà tuyển dụng vị trí cao hơn ấy sẽ đi kèm với mức lương và phụ cấp bao nhiêu. Nhiệm vụ của một nhà quản lý nhân sự đồng thời là một nhà tuyển dụng là tối ưu hóa nguồn nhân lực và lợi nhuận, nên nếu bạn không làm rõ , họ sẽ xem bạn không có yêu cầu gì cho vị trí thăng chức cả. Sau tất cả, hãy làm lại hợp đồng lao động về vị trí mới đó.
Nhà tuyển dụng không hoàn toàn là những kẻ nói dối xấu xa, tuy nhiên vì lời nói gió bay. Bạn nên yêu cầu những nhà tuyển dụng cam kết bằng văn bản. Nếu họ không đồng ý , bạn biết ngay đó là lời hứa suông. Ngoài ra những nhà tuyển dụng là một phần của công ty nên họ chịu ảnh hưởng hoặc chi phối bởi cấp trên và văn hóa công ty. Để biết rõ họ nói dối hay không, trước khi phỏng vấn hoặc nhận lời làm việc cho bất kỳ công ty nào, bạn nên dành nhiều thời gian tìm hiểu về công ty đó trước.