Smart Headhunting & Executive Search Service

ISFP là gì? Đặc điểm và Tính cách của Người Nghệ Sĩ

ISFP là gì? ISFP từ viết tắt gồm 4 chữ cái đại diện cho 1 trong 16 nhóm tính cách được xác định bởi Bài trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs (MBTI). ISFP thường được miêu tả là những người khá ít nói, dễ tính và bình thản. 

Không như những người hướng ngoại – những người như được nạp thêm năng lượng từ việc giao tiếp với người khác, người hướng nội lại tiêu hao năng lượng khi ở cạnh mọi người. 

Sau đây, bạn hãy cùng freeC phân tích chi tiết nhóm tính cách này nhé!

Các đặc điểm chính của ISFP là gì? 

Theo nhà tâm lý học David Keirsey – nhà sáng lập Bộ phân loại tính cách Keirsey, có khoảng 5-10% dân số sở hữu nhóm tính cách ISFP. Họ thường có chung một vài điểm mạnh và điểm yếu phổ biến. 

Introverted – Sensing – Feeling – Perceiving 

(Hướng nội – Cảm giác – Cảm xúc – Nhận thức) 

Nguồn ảnh: Verywellmind

ISFP là những người hoàn toàn trái ngược với ENTJ (hướng ngoại – Extraverted, trực giác – Intuitive, suy nghĩ – Thinking, phán đoán – Judging) 

Ưu – nhược điểm của ISFP là gì?

Ưu điểm của ISFP 

Những điểm mạnh của ISFP sẽ bao gồm: 

Nhược điểm của ISFP 

Như tất cả các nhóm tính cách khác, ISFP cũng có mặt trái của nó: 

Tổng kết điểm mạnh và điểm yếu của ISFP

Các chức năng nhận thức 

Bài trắc nghiệm MBTI xác định ISFP có 4 chức năng nhận thức chính (suy nghĩ, cảm xúc, trực giác và cảm nhận) sẽ thiên về hướng ngoại (Extraverted) hoặc hướng nội (Introverted). Thứ tự sắp xếp của các chức năng này sẽ quyết định những biểu hiện độc đáo của tính cách ở từng cá nhân. 

Nổi trội nhất: Cảm xúc hướng nội (Introverted Feeling) 

  • ISFP đặt nặng những mối quan tâm của bản thân hơn là các thông tin khách quan, logic. 
  • Họ xử lý thông tin và trải nghiệm dựa trên cách họ cảm nhận. 
  • ISFP có một hệ thống giá trị riêng và tự đưa ra phán đoán dựa trên độ phù hợp của mọi thứ đối với ý tưởng của riêng họ. 

Xếp thứ hai: Cảm giác hướng ngoại (Extraverted Sensing) 

  • ISFP rất hòa hợp với thế giới xung quanh. Họ thích những thông tin tiếp nhận qua các giác quan và có thể nhanh chóng nắm bắt từng thay đổi nhỏ diễn ra trong môi trường. Vì thế, họ thường yêu thích tính thẩm mỹ và đánh giá cao các tác phẩm nghệ thuật. 
  • Họ tập trung vào thời điểm để lấy thông tin mới, dựa vào đó để làm cơ sở cho hành động tiếp theo. Họ có ý thức mạnh mẽ về môi trường xung quanh, nhận ra được những chi tiết nhỏ nhặt mà người khác hay bỏ qua. Khi nhớ lại các sự kiện trong quá khứ, họ có thể nhớ lại một hình ảnh trực quan và các góc nhìn; mùi vị; âm thanh – những yếu tố có thể gợi lên ký ức liên quan đến giác quan đó. 

Xếp thứ ba: Trực giác hướng nội (Introverted Intuition) 

  • Đây là chức năng thiên về hướng nội, làm nền và hỗ trợ cho chức năng xếp thứ hai bên trên. 
  • ISFP không chỉ chú ý đến các chi tiết, họ còn phát triển linh cảm của mình về các tình huống khác nhau. Dù họ có thể không thích các khái niệm trừu tượng nhưng chức năng này lại có thể giúp họ thấu hiểu bản thân mình và người khác nhiều hơn. 

Đặc điểm ít nổi bật: Tư duy hướng ngoại (Extraverted Thinking) 

  • Một điểm yếu mà các ISFP có thể mắc phải đó là việc sắp xếp, tổ chức mặc dù họ có thể sử dụng chức năng này một cách nổi trội hơn trong một số tình huống. 
  • Chức năng này giúp các ISFP tìm cách làm việc hiệu quả nhất. Một ISFP có thể tập trung cao độ vào các chi tiết và tìm ra cách phù hợp nhất để diễn đạt, trình bày ý tưởng của mình. 

Những người thuộc nhóm ISFP có thể bạn sẽ biết 

  • Nữ diễn viên – Marilyn Monroe 
  • Nhà điêu khắc – Auguste Rodin 
  • Cầu thủ bóng đá – David Beckham 
  • Nhà soạn kịch – Neil Simon 
  • Nhân vật hư cấu – Harry Potter 

Các mối quan hệ nhân sinh (Personal Relationships) 

ISFP là những người hướng nội

Họ có xu hướng muốn được yên tĩnh và khá dè dặt; đặc biệt khi xung quanh là những người mà họ không biết rõ. Họ thích dành thời gian với gia đình và bạn bè thân thiết. 

ISFP rất kín đáo và hay giữ cảm xúc thật của họ cho riêng bản thân

Trong một vài trường hợp, họ có thể sẽ né tránh việc chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và ý kiến của mình với những người xung quanh, kể cả người yêu. Họ không muốn chia sẻ cảm xúc thật sự trong họ và cố gắng hạn chế tối đa xung đột nên thường lờ đi những yêu cầu của người khác. 

ISFP có những giá trị mạnh mẽ nhưng lại không quan tâm đến việc thuyết phục người khác chia sẻ chúng

Họ biết quan tâm, chăm sóc người khác, đặc biệt là bạn bè và người thân. Họ có xu hướng thể hiện sự quan tâm của mình thông qua hành động hơn là thảo luận về cảm xúc hoặc thể hiện tình cảm. 

ISFP thường sẽ hòa hợp với các nhóm tính cách sau

Sau khi dành thời gian cho mọi người, người hướng nội thường sẽ cần tìm một nơi để họ có thể ngồi một mình. Vì thế, họ thường thích xen kẽ để trò chuyện với nhóm bạn và các thành viên trong gia đình.  

Con đường sự nghiệp 

ISFP là những con người yêu động vật và luôn dành một sự trân trọng nhất định đối với thiên nhiên, môi trường xung quanh. Họ sẽ thích những công việc cho họ cơ hội được tiếp xúc với động vật và cảnh quan ngoài trời. 

ISFP thích tập trung vào hiện tại hơn lo nghĩ cho tương lai nên họ sẽ phù hợp với các ngành nghề liên quan đến thực tế, đến các vấn đề trên thế giới hiện nay. Những công việc thu hút ISFP sẽ là những việc cho họ được sự tự do và sự tự chủ của riêng cá nhân. 

Các ngành nghề phổ biến dành cho nhóm ISFP 

  • Họa sĩ
  • Nhà soạn nhạc hoặc nhạc sĩ 
  • Đầu bếp 
  • Nhà thiết kế
  • Kiểm lâm
  • Y tá 
  • Nhà tự nhiên học 
  • Bác sĩ nhi khoa 
  • Nhà tâm lý học 
  • Công tác xã hội 
  • Giáo viên 
  • Bác sĩ Thú Y 

Mẹo để dễ dàng tương tác với người ISFP là gì? 

  • ISFP rất thân thiện, hòa đồng với người khác. Tuy nhiên, họ cần phải hiểu rõ về bạn trước khi họ thật sự cởi mở. 
  • Bạn hoàn toàn có thể trở thành người bạn tốt bằng cách chấp nhận chính con người thật của họ. 
  • ISFP có thể dịu dàng, vui vẻ nhưng đôi lúc họ vẫn khá nóng nảy. Cần ý thức được khi nào nên ngồi lại tâm sự với họ, khi nào nên để cho họ có không gian riêng tư của mình.
  • Trẻ em ISFP có xu hướng trở thành người cầu toàn. Chúng có thể là những nhà phê bình khắc nghiệt nhất của riêng họ. 
  • Vì họ đặt ra những kỳ vọng khá cao so với bản thân nên họ thường đánh giá thấp một số kỹ năng hoặc tài năng của chính mình. 
  • Nếu là cha mẹ của con ISFP, bạn có thể giúp con bằng cách khuyến khích chúng tử tế với bản thân và nhận ra giá trị của chúng.
  • ISFP chu đáo trong các mối quan hệ khác đến mức đôi lúc lại trì hoãn mối quan hệ với người mình yêu. 
  • Bởi vì họ thường không giỏi biểu lộ cảm xúc và nhu cầu nên bạn sẽ cần phải cố gắng để thấu hiểu người bạn của mình. 
  • Khi đưa ra quyết định, hãy đảm bảo rằng ý kiến của họ đều được mọi người lắng nghe, cũng như cảm xúc của họ luôn được để ý và coi trọng.

Bên trên, blog.freec.asia đã cùng bạn phân tích về nhóm tình cách này. Qua đây, bạn đã hiểu ISFP là gì, cũng như điểm mạnh, điểm yếu và con đường sự nghiệp của họ. Nếu bạn là một ISFP, freeC mong bạn sẽ sớm cải thiện yếu điểm; cân bằng giữa công việc và cuộc sống; cũng như thành công trong sự nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

freeC Asia

Giải pháp tuyển dụng đột phá tích hợp công nghệ AI
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!
Bài viết này mang đến giá trị cho bạn chứ?
Hãy đăng ký để đón xem nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC nhé!
Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!