INFJ là gì? INFJ là 1 trong 16 nhóm tính cách được xác định bởi Bài trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs (MBTI). Thuộc nhóm INFJ nghĩa là bạn sẽ được miêu tả là một người hướng nội (Introverted); trực giác (Intuitive); cảm giác (Feeling) và phán đoán (Judging).
Họ còn được gọi bằng những cái tên khác như “Người ủng hộ” hay “Người duy tâm”. Tuy nhiên, những người có nhóm tính cách này thường dễ bị hiểu lầm. Có lẽ lý do cho sự hiểu lầm này là vì INFJ là nhóm tính cách hiếm nhất, chỉ chiếm khoảng 1-3% dân số nước Mỹ. Hoặc có thể là vì họ hay thể hiện sự mâu thuẫn trong cách hành xử, lời nói của mình.
INFJ là những người vừa cầu toàn lại vừa dễ tính. Cả hai đặc điểm này tuy cùng tồn tại song song nhưng đều mang tính logic; sáng tạo; thuộc về cảm xúc và khả năng phân tích của họ.
Sau đây, bạn hãy cùng freeC tìm hiểu sâu hơn về nhóm tính cách này nhé!
INFJ-A VÀ INFJ-T là gì?
INFJ-A là một từ viết tắt của “Assertive Advocate” (Người ủng hộ quyết đoán) và thường thể hiện sự tự tin với một tâm thế thoải mái. INFJ-T được biết đến như một “Turbulent Advocate” (Người ủng hộ bất an) và sẽ có xu hướng kém tự tin, dễ bị căng thẳng hơn.
Các đặc điểm chính của INFJ là gì?
Nếu bạn là một INFJ, điều đó có nghĩa bạn sẽ có một vài đặc điểm nhất định. Những đặc điểm ấy bao gồm:
Lòng trắc ẩn
Với sự nhận thức mạnh mẽ về trực giác và sự thấu hiểu về cảm xúc mà INFJ rất biết cách tâm sự và đồng cảm với người khác. Tuy vậy, sự đồng cảm này không làm họ trở thành những người dễ bị lừa gạt, lợi dụng. Họ là những người có một niềm tin sâu sắc và khả năng hành động cách quyết đoán để có được những gì mình muốn.
Người giúp đỡ
Dù là những cá thể hướng nội ngay từ bản chất, INFJ vẫn có thể thiết lập những mối quan hệ vững chắc và có ý nghĩa với người khác. Họ thích giúp đỡ mọi người nhưng đôi khi vẫn cần được ở một mình để “sạc đầy pin”.
Chủ nghĩa duy tâm
Yếu tố khiến INFJ trở nên khác biệt đó chính là khả năng chuyển đổi suy nghĩ thành hành động thực tiễn. Họ không chỉ mơ về việc thay đổi thế giới mà còn biến nó thành hiện thực bằng hành động cụ thể.
Có tổ chức
Các INFJ muốn giành quyền kiểm soát tình huống bằng cách lập kế hoạch, sắp xếp mọi thứ và đưa ra quyết định sớm nhất có thể.
Vừa lý trí vừa đa cảm
Khi đưa ra quyết định, INFJ đều đặt nặng cảm xúc của mình hơn những yếu tố khách quan. Điều này không có nghĩa là họ nhìn thế giới qua một lăng kính màu hồng. Họ hiểu rằng thế giới này đều có hai mặt cả tốt lẫn xấu và luôn hi vọng có thể làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn.
Ưu – Khuyết điểm của INFJ là gì?
Các chức năng nhận thức
Bài trắc nghiệm MBTI được tạo ra vào những năm 1940 bởi Isabel Myers và mẹ cô, Kinda Briggs. Đây là bài test dựa trên các học thuyết của nhà phân tâm học người Thụy Sĩ Carl Jung. Ông xác định có 4 chức năng nhận thức quan trọng: suy nghĩ; cảm nhận; cảm xúc và trực giác. Mỗi chức năng này sẽ thiên về hướng ngoại (extraverted) hoặc hướng nội (introverted).
Các chức năng nhận thức trở thành những nguyên liệu cần thiết để tạo thành một nhóm tính cách. Công thức cụ thể cho từng loại tính cách được quyết định bởi cách kết hợp và tương tác lẫn nhau giữa chúng. Bài test MBTI dựa vào 2 yếu tố để kết hợp theo nhiều cách và cho ra 16 nhóm tính cách khác nhau. Đầu tiên là các chức năng; thứ hai là thứ tự phân bậc của các chức năng đó.
Mỗi nhóm tính cách sở hữu một chức năng nổi trội nhất. Đây là biểu hiện cốt lõi của nhóm tính cách. Chức năng tiếp theo xếp thứ hai đóng vai trò hỗ trợ. Đây là một khía cạnh được phát triển tốt không kém về mặt tính cách. Chức năng xếp thứ ba và đặc điểm ít nổi bật là những chức năng có ít nhận thức hơn và không được tập trung phát triển.
Mặc dù bài test MBTI cực kỳ phổ biến nhưng nó cũng có thể đem lại nhiều rắc rối đáng kể. Một phần là do tính hợp lệ và độ tin cậy còn khá thấp. Nếu bạn thực hiện bài kiểm tra MBTI, hãy thận trọng khi xem xét những ý nghĩa trong kết quả của mình.
Nổi trội nhất: Trực giác hướng nội (Introverted Intuition)
Những người sở hữu tính cách này sẽ chiếm ưu thế ở chức năng trực giác hướng nội. Điều này có nghĩa là:
- Có xu hướng tập trung vào nội tâm.
- Một khi đã hình thành trực giác về điều gì, họ có xu hướng bám sát nó rất chặt chẽ đến mức chỉ chú tâm, theo đuổi đúng trực giác ấy.
- Đôi khi họ được xem là những người bướng bỉnh, cố chấp, không chịu khuất phục.
Xếp thứ hai: Cảm xúc hướng ngoại (Extraverted Feeling)
- INFJ luôn nhận ra người khác đang cảm thấy thế nào nhưng đôi khi lại không nhận thức được cảm xúc của chính mình.
- INFJ gặp khó khăn trong việc từ chối yêu cầu của người khác. Họ thấu hiểu cảm xúc của người khác nên sợ sẽ làm cho đối phương thất vọng hoặc làm tổn thương họ.
Xếp thứ ba: Tư duy hướng nội (Introverted Thinking)
- INFJ đưa ra quyết định dựa trên những ý tưởng và lý thuyết mà họ hình thành từ những hiểu biết của riêng mình.
- INFJ chủ yếu dựa vào trực giác hướng nội và cảm giác hướng ngoại khi đưa ra quyết định, đặc biệt là khi ở xung quanh người khác. Tuy nhiên, khi ở một mình, họ có thể phụ thuộc nhiều hơn vào suy nghĩ hướng nội.
- Trong những tình huống căng thẳng, họ sẽ cố gắng dựa vào cảm xúc khi đưa ra quyết định, đặc biệt là nếu điều đó làm hài lòng người khác. Trong điều kiện ít căng thẳng hơn, họ có khả năng phụ thuộc nhiều hơn vào trực giác.
Đặc điểm ít nổi bật: Cảm giác hướng ngoại (Extraverted Sensing)
- Mặc dù đây là khía cạnh ít phát triển và phần lớn là biểu hiện trong vô thức nhưng nó vẫn có những tác động nhất định đến tính cách.
- Khía cạnh này giúp họ chú ý đến thế giới xung quanh và nhận thức được môi trường.
- Cảm giác hướng ngoại giúp họ sống cho thời điểm hiện tại thay vì chỉ mải lo lắng cho tương lai.
- Khía cạnh này cũng giúp họ đánh giá cao các hoạt động thể chất như đi bộ đường dài và khiêu vũ.
Những người thuộc nhóm INFJ có thể bạn sẽ biết
- Người dẫn chương trình – Oprah Winfrey
- Nhà lãnh đạo phong trào dân quyền – Martin Luther King, Jr.
- Nhân vật trong tiểu thuyết “Giết con chim nhại” của Harper Lee – Atticus Finch
- Nhà phân tâm học – Carl Jung
- Nhạc sĩ – Taylor Swift
Các mối quan hệ nhân sinh (Personal Relationships)
INFJ cũng có tài năng về ngôn ngữ và khá giỏi trong việc thể hiện bản thân. INFJ có một cuộc sống nội tâm sống động, phong phú nhưng thường ngần ngại khi chia sẻ với người khác ngoại trừ những người gần gũi nhất với họ.
Mặc dù là những người ít nói và nhạy cảm, nhưng họ cũng có thể trở thành những nhà lãnh đạo giỏi giang ngay cả khi không đảm nhận vai trò lãnh đạo một cách công khai. Họ vẫn có thể đóng vai trò là người có ảnh hưởng thầm lặng phía sau hậu trường.
INFJ được thúc đẩy bởi các giá trị mạnh mẽ của bản thân và luôn muốn tìm kiếm ý nghĩa trong tất cả những khía cạnh của cuộc sống bao gồm các mối quan hệ và công việc. Những người có loại tính cách này thường được mô tả là người có nội tâm sâu sắc và đầy phức tạp. INFJ có thể không có nhiều bạn nhưng tình bạn thân thiết của họ lại có xu hướng lâu dài và bền vững.
INFJ thích giúp đỡ người khác và làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Họ giỏi lắng nghe và tương tác với những người hòa hợp về mặt cảm xúc. Dù họ rất quan tâm đến người khác, INFJ là những cá thể hướng nội và chỉ sẵn sàng chia sẻ thật những gì của bản thân cho một vài người họ tin tưởng. Khi ở trong các tình huống xã hội, INFJ cần có thời gian để “sạc đầy năng lượng”.
Nhóm tính cách tương thích
Theo bài test MBTI, những nhóm tính cách hòa hợp với INFJ là ENTP và ENFP.
Nhóm tính cách khó hòa hợp nhất với INFJ là ISTP và ESTP.
Con đường sự nghiệp
INFJ sẽ làm tốt những công việc cho phép họ thể hiện sự sáng tạo của mình. Những người có tính cách INFJ sở hữu những giá trị và niềm tin sâu sắc nên họ sẽ đặc biệt làm tốt các công việc liên quan đến những điều trên. INFJ thường thể hiện bản thân tốt nhất ở những ngành nghề mà có thể kết hợp được nhu cầu sáng tạo của họ với mong muốn tạo ra những thay đổi có ý nghĩa trên thế giới ngày nay.
INFJ là những cá nhân xuất sắc trong môi trường học đường và công sở. Đôi khi họ có thể là người cầu toàn và dành rất nhiều nỗ lực vào công việc của mình. Đồng nghiệp của INFJ sẽ có xu hướng cảm thấy họ là những người chăm chỉ, tích cực và dễ dàng hòa đồng. Tuy nhiên, vì là những cá thể hướng nội, có những lúc họ sẽ tự động rút lui vào những thời điểm cần “sạc pin”.
Trong vai trò quản lý, INFJ đôi khi có thể đấu tranh để phát huy tối đa vị trí của mình. Họ có xu hướng dẫn đầu với sự nhạy cảm và rất giỏi trong việc giúp những nhân viên cấp dưới cảm thấy được đánh giá cao tại nơi làm việc. Các công việc đòi hỏi những thói quen hàng ngày hoặc phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt có thể gây cho INFJ nhiều khó khăn.
Các ngành nghề phổ biến dành cho INFJ là gì?
- Họa sĩ
- Diễn viên
- Doanh nhân
- Người làm việc trong lĩnh vực tôn giáo (Giáo lý viên, nhà truyền giáo, nhân viên trong bệnh viện tôn giáo,…)
- Nhạc sĩ
- Thủ thư
- Cố vấn
- Nhà tâm lý học
- Nhà văn
- Giáo viên
- Nhiếp ảnh gia
Mẹo để dễ dàng tương tác với nhóm INFJ là gì?
Nếu ai đó trong cuộc đời bạn là một INFJ, sau đây là một vài mẹo để giao tiếp với họ:
Vì INFJ là những người khá dè dặt và kín đáo, họ sẽ hơi khó để làm quen với người khác vào thời gian đầu. Họ đề cao những mối quan hệ thân thiết mà đầy sâu sắc và có thể dễ bị tổn thương mặc dù họ thường che giấu những cảm xúc này.
Tương tác với một người bạn là INFJ sẽ bao gồm cả việc thấu hiểu và sẵn lòng hỗ trợ những nhu cầu của họ khi họ cần ở một mình. Những người thuộc loại tính cách này đôi khi cảm thấy bị hiểu lầm. Bạn có thể trở thành một người bạn tốt bằng cách dành thời gian để hiểu quan điểm và đánh giá cao những ưu điểm nơi họ.
Bởi vì INFJ rất giỏi trong việc thấu hiểu cảm xúc, họ có xu hướng trở nên thân thiết trong mối liên hệ với con cái. Họ đặt ra những tiêu chuẩn và những kỳ vọng cao nơi con.
Họ luôn muốn nuôi dạy những đứa trẻ trở nên tốt bụng, chu đáo và nhân hậu. Họ khuyến khích con theo đuổi sở thích và tài năng của mình để có thể nhận ra những tiềm năng cá nhân.
INFJ có khả năng bẩm sinh trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác và luôn muốn thiết lập những mối quan hệ thân thiết và gần gũi. Họ có xu hướng phát triển tốt nhất trong các mối quan hệ lãng mạn với những người biết chia sẻ giá trị cốt lõi của mình.
Là một người bạn đời của INFJ, điều bạn cần làm là cung cấp sự hỗ trợ và sự thân mật về cảm xúc mà một INFJ luôn khao khát. Sự chân thành, trung thực và độ tin cậy cao là tất cả những đặc điểm mà INFJ đánh giá cao nơi người bạn đời của mình.
Bên trên, blog.freeC.asia đã cùng bạn phân tích INFJ là gì, đặc điểm, sự nghiệp và mẹo tương tác với họ. Hy vọng bạn sẽ xem những thông tin trên đây là một nguồn tham khảo hữu ích trong quá trình phát triển bản thân (nếu bạn là INFJ) hoặc để giao tiếp với họ.
Có thể bạn quan tâm: