Trong tuyển dụng, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thông tin của ứng viên liệu bạn sẽ kiểm tra hay bỏ qua. Làm thế nào để kiểm tra thông tin ứng viên chính xác và khéo léo. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn Reference checking trong tuyển dụng sau đây mà freeC tổng hợp.
Xác thực thông tin ứng viên (Reference Checking) là gì?
Phỏng vấn cùng những bài test chuyên môn đôi khi là chưa đủ để Nhà tuyển dụng và Hiring Manager có thể hiểu rõ và xác định được ứng viên tiềm năng có thực sự phù hợp với vị trí đang tuyển, hay thậm chí hơn là liệu họ có phù hợp với văn hóa nội bộ công ty hay không. Reference Checking – Xác thực thông tin ứng viên – là một phần trong quy trình tuyển dụng giúp Nhà tuyển dụng chứng thực thông tin ứng viên đưa ra và phần nào khám phá ra các khía cạnh tính cách khác của ứng viên, nhằm đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng Reference Checking dễ dàng bị bỏ qua do quy trình tuyển dụng việc làm nhanh chóng và gấp rút, chưa xem trọng tầm quan trọng của Reference Checking từ phía các doanh nghiệp, dễ dẫn đến nhiều sai lầm trong tuyển dụng mà doanh nghiệp có thể mất rất nhiều thứ về sau để đánh đổi, dưới đây là các lý do để nhà tuyển dụng cần tiến hành xác thực thông tin ứng viên:
- Đảm bảo thông tin nhận được từ ứng viên về công việc, chức vụ, trách nhiệm, đội nhóm, thời gian làm việc,… là chính xác
- Có thêm góc nhìn khách quan về kinh nghiệm làm việc trước đây của ứng viên từ những người đã làm việc trực tiếp với họ.
- Hiểu hơn về tính cách đặc trưng, thói quen khi làm việc nhóm và tập thể, mối quan hệ giữa đồng nghiệp, điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên.
Quy trình reference checking trong tuyển dụng
Hãy đảm bảo rằng khi thực hiện xác thực thông tin ứng viên, bạn cần phải được sự đồng ý của ứng viên để đảm bảo sự đối chiếu thông tin không xâm phạm quyền cá nhân riêng tư hoặc tệ hơn có thể ảnh hưởng đến công việc ở công ty hiện tại của họ. Nhà Tuyển dụng có thể xin 3 thông tin liên hệ để Xác thực thông tin từ ứng viên, lưu ý quy trình này chỉ nên thực hiện đối với những ứng viên đã qua được vòng phỏng vấn cuối cùng. Như vậy vừa tiết kiệm thời gian vừa thể hiện được sự tôn trọng đối với ứng viên.
Nên reference check như thế nào để thông tin thực sự có giá trị?
Nên check từ 3-4 người trở lên, bao gồm cả HR công ty cũ của ứng viên và các cựu đồng nghiệp/cấp trên/cấp dưới của UV, lưu ý rằng thông tin có được chỉ là thông tin tham khảo và cần phối hợp với các nguồn thông tin khác để ra quyết định tuyển dụng (đánh giá phỏng vấn, bài test,…).
Danh sách mẫu các câu hỏi reference checking trong tuyển dụng
- Các nhiệm vụ chính và cụ thể của ứng viên hằng ngày là gì?
- Ứng viên thể hiện kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng cộng tác của mình như thế nào?
- Anh/chị có thể cho biết một vài dự án nhóm mà ứng viên đã tham gia không? Vai trò của họ là gì và họ cộng tác với đồng nghiệp như thế nào?
- Ứng viên phản hồi như thế nào khi được góp ý?
- Anh/chị nghĩ ứng viên có điểm mạnh hay kỹ năng nào nổi bật?
- Anh/chị nghĩ ứng viên còn những điểm yếu/ hạn chế nào trong công việc?
- Ứng viên xử lý các tình huống căng thẳng như thế nào? Xin đưa ra các ví dụ cụ thể.
- Thái độ của ứng viên trong công việc như thế nào và trong quá trình làm việc nhóm?
- Mối quan hệ của ứng viên đối với đồng nghiệp xung quanh?
- Trách nhiệm chính của ứng viên trong vai trò cuối cùng của anh/cô ấy là gì?
- Ứng viên cho thấy anh/cô ấy đã xử lý tốt một tình huống cụ thể như thế nào?
- Ứng viên hòa nhập với môi trường tập thể như thế nào?
- Lý do rời đi của ứng viên là gì?
- Anh/chị có nghĩ ứng viên có thể đảm nhận vai trò cao hơn không? Tại sao?
- Anh/chị có nghĩ rằng ứng viên đủ điều kiện cho vai trò mới này?
- Nếu được lựa chọn, anh/chị có muốn tiếp tục làm việc với ứng viên không?
Những lưu ý khi tiến hành xác thực thông tin ứng viên
Đánh giá tích cực nhưng thiếu dẫn chứng cụ thể
Khi xác thực thông tin, đa số HR sẽ nhận được phản hồi tốt về ứng viên này từ nhà quản lý cũ của họ. Thế nhưng, không phải người tham chiếu nào cũng chỉ ra cụ thể những kinh nghiệm hay những ý tưởng của ứng viên. Trong trường hợp này rất có thể ứng viên không thật sự xuất sắc như họ nói. Để hạn chế điều này, hãy trấn an người tham chiếu rằng cuộc gọi này là bí mật và bạn chỉ muốn tìm hiểu rõ thông tin ứng viên hơn.
Xác minh thông tin ở bước tuyển dụng cuối cùng
Nhiều HR tiến hành xác thực thông tin ứng viên sau vòng phỏng vấn cuối cùng. Lẽ ra, việc này nên được tiến hành sớm hơn trong quy trình tuyển dụng để có thể nắm rõ kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực của ứng viên. Yếu tố nào chưa được chứng thực, hãy hỏi trực tiếp ứng viên trong vòng phỏng vấn để giải tỏa những quan ngại này.
>>> Xem thêm bài viết Phương pháp phỏng vấn hiệu quả nhà tuyển dụng nên biết
Việc chọn được ứng viên phù hợp với công ty chưa bao giờ là dễ. Bạn cần biết chính xác các thông tin và so sánh họ với nhiều ứng viên tiềm năng khác. Vì vậy việc reference checking trong tuyển dụng là điều hoàn toàn cần thiết. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về reference checking để thực hiện hiệu quả.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn viết content tuyển dụng
- Tổng hợp những sai lầm phổ biến trong tuyển dụng dễ gặp nhất
- Tuyển Dụng Nhân Sự Giỏi Như Thế Nào?
GIẢI PHÁP NHÂN SỰ TỐT NHẤT VIỆT NAM
[hubspot portal=”8115299″ id=”b2efc4ba-f02a-450a-99b8-e66be9d4daf6″ type=”form”]