ESFJ là gì? ESFJ còn được biết đến là “Người quan tâm” (The Caregiver) hay “Người lãnh sự” (The Consul). Đây là 1 trong 16 nhóm tính cách được xác định bởi Bài trắc nghiệm MBTI. Những người sở hữu nhóm tính cách ESFJ thường là người hướng ngoại; kiên định; có tổ chức và có lòng bao dung. ESFJ sẽ nhận được nguồn năng lượng từ việc giao tiếp với các mối quan hệ bên ngoài.
Họ thường được miêu tả là những con người hướng ngoại và thích giao lưu. Họ luôn tìm được cách để động viên mọi người cố gắng hết mình; và thường khó có thể tin vào những tin đồn xấu về những người họ quen biết.
Theo nhà tâm lý học David Keirsey, có khoảng 9-13% dân số thế giới sở hữu nhóm tính cách ESFJ. Sau đây, bạn hãy cùng freeC khám phá chi tiết về nhóm tính cách này nhé.
Các đặc điểm chính của ESFJ là gì?
Những người sở hữu nhóm tính cách ESFJ thường:
Một ESFJ được nuôi dưỡng trong môi trường hướng tới những giá trị và tiêu chuẩn cao hơn sẽ có xu hướng trở thành những con người rộng lượng trong tương lai. Ngược lại, những ESFJ lớn lên trong môi trường ít có điều kiện sẽ có thể bị sai lệch về mặt đạo đức và phần lớn sẽ dễ bị thao túng; cũng như tự cho bản thân là trung tâm.
ESFJ cũng có một khao khát kiểm soát tình huống mạnh mẽ. Việc tổ chức, lên kế hoạch, lập lịch trình sẽ giúp ESFJ cảm thấy bản thân đang nắm quyền chủ động đối với thế giới xung quanh.
Bản chất của ESFJ là hướng đến sự thấu hiểu người khác. Họ là những người có mắt quan sát và rất giỏi trong việc hỗ trợ cũng như đào sâu những ưu điểm, thế mạnh lớn nhất của đối phương. Cũng chính vì lý do này mà mọi người rất dễ bị cuốn hút bởi ESFJ.
Mặc dù ESFJ là những con người luôn muốn làm hài lòng người khác, thế nhưng họ lại không phải những người dễ bị lừa gạt hay bị thuyết phục.
Ưu – khuyết điểm của nhóm người ESTJ là gì?
Các chức năng nhận thức
Bài test MBTI đưa ra một số chức năng nhận thức (suy nghĩ, cảm giác, cảm xúc và trực giác) nhằm định hình tính cách của từng cá nhân. Thứ tự của các chức năng thể hiện mức độ bộc lộ ra bên ngoài của từng nhóm tính cách. Mỗi chức năng có thể biểu hiện bên trong (hướng nội) hoặc bên ngoài (hướng ngoại).
Nổi trội nhất: Cảm xúc hướng ngoại (Extroverted Feeling)
Các ESFJ có xu hướng đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc và sự quan tâm của họ đối với người khác. Do đó, họ hay suy nghĩ nhiều hơn về ảnh hưởng của cá nhân lên quyết định, hơn là xem xét các tiêu chí khách quan.
Họ thường đánh giá con người và tình huống dựa trên linh cảm của bản thân. Họ cũng hay đưa ra quyết định một cách vội vã và luôn muốn nhanh chóng chia sẻ quan điểm, suy nghĩ ngay lập tức.
Đây có thể là điểm mạnh trong đa số trường hợp vì nó giúp họ ra quyết định khá nhanh. Tuy nhiên, xét về mặt tiêu cực, đôi khi nó sẽ khiến người khác đưa ra những lời đánh giá không tốt về ESFJ.
Xếp thứ hai: Cảm giác hướng nội (Introverted Sensing)
ESFJ thường tập trung vào hiện tại hơn là tương lai. Họ quan tâm đến những thông tin cụ thể và tức thời hơn là những thông tin trừu tượng hoặc mang tính lý thuyết.
Xếp thứ ba: Trực giác hướng ngoại (Extroverted Intuition)
Chức năng nhận thức này giúp ESFJ tạo được các mối liên kết và tìm ra những giải pháp đột phá cho các vấn đề khác nhau. ESFJ là những người có khả năng tìm ra những điều khả thi khi nhìn vào một tình huống cụ thể. Họ cũng có thể nhận thấy những khuôn mẫu chung cho phép họ có được những hiểu biết sâu sắc về con người và các loại trải nghiệm.
Đặc điểm ít nổi bật: Tư duy hướng nội (Introverted Thinking)
ESFJ là những con người có tổ chức và thích những gì được lên kế hoạch trước. Việc lập kế hoạch sẽ giúp họ cảm thấy bản thân có khả năng kiểm soát được tình hình xung quanh.
Khía cạnh này của tính cách giúp các ESFJ có khả năng phân tích những loại thông tin phức tạp. Tuy nhiên, đây lại là một đặc điểm không nổi trội, đặc biệt là khi phải đối diện với những loại khái niệm trừu tượng, lý thuyết.
Những người sở hữu ESFJ có thể bạn sẽ biết:
- Nữ diễn viên – Sally Field
- Chủ tập đoàn Wal-Mart – Sam Walton
- Cựu Tổng thống Mỹ – William McKinley
- Phóng viên truyền hình – Barbara Walters
- Nhân vật trong phim Inside Out – Joy
Các mối quan hệ nhân sinh (Personal Relationships)
Là những người hướng ngoại, ESFJ thích dành thời gian cho mọi người xung quanh. Họ không chỉ có thêm năng lượng từ việc giao tiếp xã hội mà họ còn thật lòng quan tâm đến hạnh phúc của người khác. Họ được nhận xét là ấm áp, biết đồng cảm và biết đặt nhu cầu của người khác lên trên bản thân mình.
Họ thường sẽ cảm thấy bất an trong các tình huống mà mọi việc hỗn loạn. Dù rằng yếu tố này sẽ khiến các ESFJ trở nên phù hợp với các vị trí liên quan đến nhiệm vụ quản lý hoặc giám sát người khác, nhưng đồng thời, nó cũng sẽ dễ gây xung đột khi họ cố gắng điều khiển những người không hoan nghênh họ.
Vì các ESFJ là những người rất đáng tin cậy và có tính kiên định, nên họ có xu hướng xây dựng những mối quan hệ bạn bè lâu bền, vững chắc.
Con đường sự nghiệp
Vì các ESFJ thích giúp đỡ người khác, nên họ thường làm tốt trong môi trường thực tế và các công việc chăm sóc. Dịch vụ xã hội và nghề chăm sóc sức khỏe là hai lĩnh vực mà các ESFJ có thể cân nhắc. Khi làm việc ở các lĩnh vực này, họ có cơ hội thực hiện mong muốn của mình là giúp đỡ những người xung quanh.
ESFJ có nhiều đặc điểm khiến họ trở nên hình mẫu lý tưởng đối với một vài công việc nhất định. Ví dụ như sự đáng tin cậy và mong muốn được chăm sóc người khác của họ sẽ phù hợp với các công việc liên quan đến hỗ trợ và chăm sóc như điều dưỡng hoặc giảng dạy.
Các ngành nghề phổ biến dành cho ESFJ là gì?
- Chăm sóc trẻ em
- Điều dưỡng
- Giáo viên
- Công tác xã hội
- Cố vấn
- Bác sĩ
- Lễ tân
- Kế toán
- Quản lý văn phòng
Mẹo để giao tiếp với ESFJ dễ dàng hơn
Nếu bạn có quen biết với người sở hữu nhóm tính cách ESFJ, sau đây là vài điều bạn có thể làm để giúp duy trì mối quan hệ và cải thiện sự hòa hợp giữa hai bên.
Trong tình bạn
ESFJ có thể bỏ qua những nhu cầu của bản thân để nghĩ và làm người khác hạnh phúc. Làm bạn với những người ESFJ đồng nghĩa với việc bạn nên bày tỏ sự cảm kích về bản chất tốt bụng, nhân hậu của họ và phải đảm bảo rằng bạn sẽ đáp lại lòng tốt ấy.
ESFJ sẽ cảm thấy mình hòa hợp tốt nhất với những người coi trọng họ, khiến họ cảm thấy mình được đánh giá cao. Các mối quan hệ rất quan trọng với những người có tính cách lãnh sự. Họ có xu hướng tránh né các mối quan hệ mà họ cho là sẽ phải đối mặt với nhiều xung đột hoặc chỉ trích.
Trong việc giáo dục con cái
Trẻ em ESFJ rất có trách nhiệm và biết tận hưởng thời gian với gia đình mình. Tuy nhiên, con bạn cần được nghe những lời động viên, khuyến khích thường xuyên. Hãy thể hiện điều đó bằng cách nhiệt tình hỗ trợ cho các đam mê, sở thích và hoạt động của con.
Những đứa trẻ này cũng có nhu cầu mạnh mẽ đối với các thói quen, công việc hằng ngày. Hãy đưa ra những quy tắc riêng và theo dõi chúng sát sao. Trẻ em ESFJ sẽ cảm thấy yên tâm và tự tin hơn khi chúng biết những gì chúng có thể làm và những gì sẽ có khả năng xảy ra.
Trong các mối quan hệ
Trong tình cảm, ESFJ rất chu đáo, luôn đem lại sự giúp đỡ và rất chung thủy. Họ không quan tâm đến các mối quan hệ thông thường, ngắn hạn mà tập trung vào phát triển, xây dựng các mối quan hệ bền lâu. Bạn có thể giúp họ bằng cách cho họ thấy bạn yêu thích và ngưỡng mộ họ thế nào. Đáp lại bằng cách thể hiện tình cảm qua cử chỉ, hành động là một điều rất quan trọng mà bạn cần lưu ý.
Họ luôn muốn tạo dựng mối quan hệ với những người trung thực, những người cởi mở với cảm xúc của họ. Ngoài ra, họ cũng coi trọng sự thân thiết, gần gũi và các ý định lâu dài trong mối quan hệ.
Tổng kết
Qua thông tin trên của blog.freec.asia, bạn đã hiểu ESFJ là gì. ESFJ cũng giống với những tính cách khác. Họ có các chuẩn mực trong sở thích và hành vi của riêng họ. Việc tìm hiểu thêm về nhóm tính cách của bản thân sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các xu hướng trong tính cách này. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp bạn xây dựng điểm mạnh, hạn chế điểm yếu nhằm giảm thiểu khả năng phá vỡ sự hòa hợp trong các mối quan hệ với những người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm: