CTO là gì? Đây là câu hỏi của nhiều người trong nghề lập trình quan tâm. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, vai trò của CTO không còn quá xa lạ. Vậy thực chất CTO là ai? Họ có vai trò như thế nào đối với hoạt động của công ty. Hãy cùng freeC tìm hiểu về CTO nhé.
Định nghĩa CTO là gì?
CTO ( Chief Technology Officer) là vị trí quản lý cấp cao trong một công ty. CTO điều hành và quản lý hoạt động của công ty liên quan đến công nghệ và khoa học.
CTO đóng vai trò thiết yếu, giúp công ty giữ vững hoạt động và cạnh tranh với các công ty khác. Họ luôn không ngừng cập nhật, tìm tòi các công nghệ mới để áp dụng vào hoạt động kinh doanh của công ty. Là cánh tay phải đắc lực và hỗ trợ trực tiếp cho Giám đốc điều hành.
Vài trò của một CTO
CTO có rất nhiều vai trò, nhìn chung nhiệm vụ của một CTO như sau:
- Chỉ đạo các chiến lược trên nền tảng công nghệ
- Quản lý đội ngũ nhân sự công nghệ, phát triển team
- Cập nhật các thay đổi của công nghệ để đảm bảo duy trì sự hoạt động và phát triển
- Đảm bảo các chất lượng sản phẩm, các quy chuẩn trong quá trình làm
Hiện nay có 4 loại CTO cơ bản đảm nhiệm các chức năng khác nhau:
CTO cơ sở hạ tầng:
Giám sát các dữ liệu, hệ thống bảo mật và an ninh mạng lưới của công ty. Thực hiện các chiến lược của công ty, đặc biệt là lộ trình của công ty.
CTO kế hoạch:
Lên kế hoạch và các chiến lược công nghệ cho hoạt động của công ty. Triển khai và đảm bảo cho các chiến lược được thực hiện thành công.
CTO quan hệ khách hàng:
Là cầu nối giữa khách hàng và công ty, chịu trách nhiệm với khách hàng. Ngoài ra CTO còn nắm bắt các xu hướng của thị trường và giúp đưa sản phẩm ra ngoài.
CTO chiến lược:
Thiết lập chiến lược công ty, thiết lập cơ sở hạ tầng công nghệ, phân tích thị trường và đối thủ, tạo mô hình kinh doanh cho công ty. Ngoài ra, vị trí này là cầu nối giữa giám đốc điều hành và các ban quản lý trong công ty.
Bất kể một công ty nào thì vị trí CTO cũng luôn đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Để lên được vị trí này, các lập trình viên cần phải phấn đấu và trau dồi bản thân rất nhiều. Hy vọng qua bài viết này, freeC mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về CTO. Chúc bạn sớm thành công và phát triển thành một CTO trong tương lai nhé.
Có thể bạn quan tâm