freeC đã chia nhỏ quá trình xây dựng chiến lược tuyển dụng trên mạng xã hội thành 7 bước đơn giản để anh/chị dễ theo dõi. Đọc bài viết này, anh/chị sẽ biết cách chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp, nhắm đến đúng ứng viên và giao tiếp với họ thành công.
[block rendering halted]Mạng xã hội có vai trò gì?
Mạng xã hội đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ngày nay, nhất là trong việc giao tiếp trực tuyến. Các nền tảng như Facebook, Linkedin, X (Twitter) và Instagram đã có hàng tỷ người dùng. Điều đó cho thấy anh/chị nên chú ý đến các nền tảng này.
Một chiến lược tuyển dụng trên mạng xã hội có thực sự cần thiết?
Một trong những hoạt động phổ biến và hữu ích mà anh/chị có thể thực hiện thông qua mạng xã hội là tuyển dụng ứng viên. Sử dụng mạng xã hội để tuyển dụng còn gọi là tuyển dụng xã hội (social recruiting). Tuyển dụng xã hội là một trong những chiến lược tiếp thị tuyển dụng (Recruitment Marketing strategies) hiệu quả nhất.
Mạng xã hội là phương tiện mà các ứng viên thường xuyên sử dụng để tìm việc so với các phương pháp khác. Theo một cuộc khảo sát gần đây của LinkedIn, một nửa ứng viên tìm việc đang theo dõi các công ty trên mạng xã hội với mục đích cập nhật thông tin về các cơ hội việc làm của họ.
Mỗi công ty đều có vị trí cần tuyển dụng vì một lý do nào đó, và công ty của anh/chị cũng không ngoại lệ. Vậy tại sao anh/chị không sử dụng mạng xã hội để tìm ứng viên và quảng bá thương hiệu nhà tuyển dụng của công ty mình?
Trong bài viết này, freeC sẽ xem xét một số bước có thể giúp anh/chị thu hút các ứng viên phù hợp và tuyển dụng nhân tài chất lượng một cách nhanh chóng.
7 Bước xây dựng chiến lược tuyển dụng trên mạng xã hội thành công
Chúng tôi đã phân chia quá trình phức tạp của việc xây dựng chiến lược tuyển dụng trên mạng xã hội thành 7 bước dễ dàng để anh/chị theo dõi như sau:
Bước 1: Chọn các nền tảng phù hợp
Mạng xã hội có nhiều nhóm và sử dụng cho các mục đích khác nhau. Một số người dùng mạng xã hội để giao tiếp và giữ liên lạc với bạn bè hoặc người thân. Một số người khác thì sử dụng như một cách để kết nối kinh doanh B2B, viết blog công ty hoặc thực hiện các hoạt động khác.
Chọn đúng nền tảng để phù hợp với ngành nghề của công ty và bản mô tả công việc cực kỳ quan trọng. Ví dụ, anh/chị có thể tìm kiếm ứng viên cho vị trí Content Manager thông qua Facebook, nhưng khả năng tìm được nhân tài phù hợp hơn trên Linkedin cao hơn nhiều.
Nguyên tắc tương tự như trên cũng nên được áp dụng cho các nhóm nội dung anh/chị sắp đăng tải. Bài viết dạng blog sẽ phát huy hiệu quả tốt trên LinkedIn hơn là Twitter hoặc Instagram. Xác định kỳ vọng của anh/chị và chọn một (hoặc nhiều) nền tảng phù hợp với xu hướng ngành của công ty.
Bước 2: Nhắm đến các ứng viên cụ thể
Việc tìm kiếm ứng viên không đơn giản như những gì chúng ta thấy. Anh/chị có thể có những mẫu quảng cáo công việc cực kỳ thu hút, nhưng nếu nhắm sai vào thị trường mục tiêu thì sẽ không có ai ứng tuyển. Hãy chắc rằng, anh/chị biết rõ về chân dung ứng viên mà anh/chị muốn thu hút (attract)
Đối tượng ứng viên mà anh/chị muốn tuyển là sinh viên mới ra trường, người đi làm nhiều kinh nghiệm hay là những bạn ở vị trí senior? Có yêu cầu đặc biệt nào như đạo đức làm việc, quá trình làm việc, tình trạng gia đình,… hay không? Đây là những câu hỏi quan trọng giúp anh/chị tìm được đúng ứng viên mà công ty đang cần.
Để tiết kiệm thời gian, anh/chị có thể tạo ra một hồ sơ ứng viên mẫu và tập trung toàn bộ chiến dịch tuyển dụng của mình vào đó. Các ứng viên không phù hợp sẽ chủ động không nộp đơn, đồng khuyến khích các ứng viên những ứng viên phù hợp hơn gửi hồ sơ.
Bước 3: Tạo lịch trình nội dung (content calendar)
Phải kiên trì và kiên nhẫn để thu hút ứng viên chất lượng. Hãy chắc chắn rằng anh/chị đã tạo nội dung tuyển dụng trước cho một vài tuần tới.
Anh/chị có thể tự động hóa việc đăng nội dung này lên mạng xã hội bằng cách lên lịch đăng. Bài viết sẽ tự động được đăng theo yêu cầu của anh/chị. Từ đó, anh/chị có thể tập trung đánh giá dữ liệu và tạo nội dung tiếp theo.
Anh/chị đăng bài càng thường xuyên, cơ hội tiếp cận ứng viên cũng sẽ tăng. Nhưng đừng đăng quá nhiều nội dung giống nhau hoặc kém chất lượng. Quá nhiều bài đăng (ngay cả khi đó là nội dung hữu ích) có thể khiến mạng xã hội đánh giá trang của anh/chị là “spam”.
Bước 4: Khuyến khích tương tác
Kêu gọi hành động (Call To Action – CTA) đóng một vai trò quan trọng trong việc tuyển dụng trên mạng xã hội. Mặc dù các ứng viên tìm việc sẽ tự động tương tác với các bài đăng thú vị, nhưng cần đảm bảo việc đó thực sự xảy ra. Hãy bao gồm những thông điệp động viên, đồng cảm trong bài viết tuyển dụng của anh/chị.
Những nội dung tương tự như “đăng ký ngay hôm nay – thay đổi tương lai của bạn” nên nằm trong các bài đăng trên mạng xã hội của anh/chị. Những nội dung này dễ tiếp nhận, thúc đẩy sự cân nhắc và nộp đơn đối với ứng viên.
Nếu đang tìm kiếm “freelancers” hoặc “digital nomads” (du mục kỹ thuật số), anh/chị có thể cân nhắc việc viết lại nội dung theo ngôn ngữ địa phương để tăng cường tính hiệu quả. Hãy tìm hiểu về các công ty dịch thuật lớn trên mạng và tìm sự trợ giúp của một dịch giả chuyên nghiệp. Nếu khách hàng mục tiêu của anh/chị là người Việt Nam, cân nhắc thuê một dịch giả người Việt hoặc một công ty tuyển dụng Việt Nam.
Bước 5: Đặt ra các quy định và yêu cầu
Trước khi đăng tải bất cứ điều gì, anh/chị nên xác định quy trình ứng tuyển chi tiết trong JD.
Về các quy định và yêu cầu thì chiến lược tuyển dụng trên mạng xã hội không khác biệt biệt gì so với tuyển dụng truyền thống. Anh/chị cần đặt ra các quy định về định dạng, tài liệu và hồ sơ cho ứng viên ứng tuyển.
Đừng để mọi việc diễn ra tự nhiên và đừng mong chờ mọi đơn ứng tuyển đều phù hợp với những quy định của anh/chị. Những người không tuân theo quy định có thể tiếp tục làm như vậy nếu anh/chị chấp nhận điều đó. Hãy chắc chắn rằng anh/chị muốn tìm được những người đồng nghiệp chuyên nghiệp như bản thân của mình kỳ vọng trong tương lai.
Bước 6: Giao tiếp qua mạng xã hội
Bản chất của mạng xã hội là giao tiếp trực tiếp. Trang mạng xã hội đóng vai trò là kênh hỗ trợ khách hàng – các ứng viên tiềm năng, không chính thống.
Những người quan tâm có thể hỏi thêm thông tin về vị trí công việc, công ty hay quy trình tuyển dụng. Anh/chị hãy hướng dẫn người quản lý mạng xã hội của công ty trả lời mọi câu hỏi liên quan đến việc tuyển dụng.
Đừng bỏ qua những tin nhắn này vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến xếp hạng cũng như khả năng hiển thị của trang mạng xã hội của công ty. Các trang web như Facebook và Twitter thích hiển thị những trang đã thường xuyên trả lời các tin nhắn riêng tư hơn là những trang không làm như vậy. Hãy thể hiện lòng thiện chí bằng cách dùng danh nghĩa của công ty trả lời ngay các câu hỏi của ứng viên, kể cả những câu không liên quan.
Giao tiếp qua mạng xã hội có thể là một việc đơn giản nhưng để thể hiện sự chuyên nghiệp, hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng nhất quán, các giá trị và văn hóa của công ty, freeC khuyến khích anh/chị giao tiếp với ứng viên dựa trên danh nghĩa của công ty thay vì cá nhân.
Bước 7: Đừng để ứng viên chờ đợi
Các nền tảng mạng xã hội khuyến khích thời gian phản hồi nhanh và thông tin được cung cấp nhanh chóng. Hãy tuân theo nguyên tắc này nếu anh/chị có ý định dùng mạng xã hội để tuyển dụng.
Khi các hồ sơ ứng tuyển được gửi đến, anh/chị hãy liên hệ với ứng viên càng sớm càng tốt. Nếu không có gì khác, hãy tạo thông báo tự động để đảm bảo ứng viên có những trải nghiệm hoàn hảo.
Công ty của anh/chị có thể bị danh tiếng tiêu cực nếu phớt lờ các tin nhắn, đặc biệt là các tin nhắn về việc làm. Bất cứ ai gửi cho anh/chị sơ yếu lý lịch, nghĩa là họ đang rất cần việc làm. Hãy thể hiện sự tôn trọng mà họ xứng đáng nhận được bằng cách trả lời các câu hỏi hoặc đặt lịch hẹn phỏng vấn ngay khi anh/chị có thể để tránh trải nghiệm không tốt cho ứng viên.
Lặp lại và tiếp tục
Khi đã xác định thương hiệu như một nguồn để tuyển dụng đáng tin trên mạng xã hội, các ứng viên sẽ cởi mở hơn để tìm kiếm cơ hội việc làm tại công ty anh/chị. Hãy tạo ra các hướng dẫn để người theo dõi các trang mạng xã hội của công ty anh/chị chú ý đến các bài đăng về các cơ hội việc làm. Dần dần, anh/chị sẽ tạo được một cộng đồng theo dõi tự nhiên mà anh/chị có thể sử dụng để quảng bá không chỉ các vị trí tuyển dụng mà còn các sản phẩm và tin tức liên quan khác.
Có thể anh/chị quan tâm: