Smart Headhunting & Executive Search Service

11 Cách trả lời phỏng vấn thông minh

Trong bài viết này, freeC cung cấp cho bạn cách trả lời phỏng vấn thông minh; những kỹ năng trả lời câu hỏi nhằm ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và giúp bạn có nhiều cơ hội được nhận vào làm việc hơn ngay từ vòng phỏng vấn. 

1. Không phải lúc nào cũng kể chuyện

Kể chuyện là một kỹ năng tốt giúp người nghe có ấn tượng, dễ ghi nhớ và cảm thấy thuyết phục; nhưng ứng viên cần phải biết điểm dừng của mình, lúc nào nên hay không nên kể. 

Đừng vội kể một câu chuyện dài dòng khi được hỏi những câu hỏi CÓ/KHÔNG (Yes/No questions). Việc này sẽ khiến cho mọi người cảm thấy bối rối, không khí xung quanh trở nên… “kỳ quặc” vì bạn làm điều không cần thiết.

Tuy nhiên, đối với những câu hỏi mở rộng, nhằm mục đích khơi gợi giúp bạn có cơ hội đưa ra những câu trả lời dài hơn, nhiều thông tin hơn, như “hãy kể cho chúng tôi nghe về khoảng thời gian bạn đã từng làm ở…”, lúc này, kỹ năng kể chuyện rành mạch, lưu loát lại là một lợi thế rất lớn. 

Không phải lúc nào cũng kể chuyện trong buổi phỏng vấn
Nguồn ảnh: Ioatwork

Ví dụ Nhà tuyển dụng hỏi bạn

“Hãy trình bày những hiểu biết, những trải nghiệm của bạn về dịch vụ khách hàng ở một môi trường có nhịp độ nhanh trong cách làm việc”.

(Tell me about your understanding of customer care in a speedy workplace.)

Bạn có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn như sau: 

“Tôi đã từng làm việc với rất nhiều khách hàng cũng như giải quyết các vấn đề họ gặp phải. Đồng thời, tôi cũng đã quen với môi trường và cách làm việc với nhịp độ nhanh khi còn ở công ty cũ”.

(I’ve dealt with lots of customers’ problems and my previous business was completely rapid in their ways of working). 

Hoặc:

“Trước đây, tôi đã từng giao tiếp, hỗ trợ trung bình khoảng 50 khách hàng mỗi ngày. Tôi cũng có khả năng làm việc với nhịp độ nhanh khi còn ở công ty cũ. Hằng năm, công ty sẽ trao thưởng cho nhân viên làm xuất sắc nhiệm vụ của mình và tôi đã từng nhận được phần thưởng danh giá đó vì là nhân viên đạt mức độ hài lòng của khách hàng cao nhất tại thời điểm đó”.

(In my last career, I talked to an average of 50 clients each day. I’m very good at working in a fast-paced environment. Honestly, our company gives an award annually to the one who has the best customer service skill, and I received that honor for gaining the top customer satisfaction rating). 

2. Làm câu trả lời của bạn ấn tượng bằng cách thêm số liệu và chi tiết

Có 2 cách trả lời như sau: 

A: “Tôi là một trong những nhân viên bán hàng giỏi nhất công ty ở thời điểm hiện tại”. 

(I’m one of the best sales assistants in my enterprise at the moment).

B: “Tôi thuộc top 5 nhân viên bán hàng xuất sắc nhất trong cả nhóm 50 người và mục tiêu tiếp theo của tôi là đạt được cột mốc vượt xa chỉ tiêu đề ra 200%”.

(I’m one of the best 5 sales assistants in our team of over 50, and I’m going to reach 200% of yearly sales targets for my position). 

Bạn ấn tượng với câu trả lời nào hơn?

Những chi tiết, số liệu, dữ kiện cụ thể sẽ giúp cho câu trả lời của bạn tạo được ấn tượng sâu sắc đối với nhà tuyển dụng. 

Trước khi đến phỏng vấn, hãy xem lại những thành quả mình đã đạt được trước đây để có thể tự tin trình bày một cách trôi chảy và mạch lạc. 

Bạn cũng có thể tham khảo những người đồng nghiệp và cả người sếp cũ nếu cảm thấy cần thiết vì họ sẽ giúp bạn liệt kê thêm những thành tích bạn đã đạt được, giúp cho CV của bạn trở nên đầy đủ và chuyên nghiệp hơn. 

Làm câu trả lời của bạn ấn tượng bằng cách thêm số liệu và chi tiết
Nguồn ảnh: searchenginejournal

3. Đưa ra sự so sánh cũng là cách trả lời phỏng vấn thông minh

Mới đây, một độc giả đã gửi mail cho freeC và nói rằng mình đang gặp khó khăn trong những vòng phỏng vấn. Bạn ấy nói rằng bản thân có kinh nghiệm trong việc bán sản phẩm nhưng lại chưa bao giờ làm việc với các khách hàng là những người chuyên phát triển các loại phần mềm. 

Tuy nhiên, trong công việc sắp tới mà bạn sắp ứng tuyển thì những khách hàng như vậy lại là nguồn khách hàng chủ yếu. Vì vậy, để thuyết phục nhà tuyển dụng, freeC đã gợi ý bạn hãy đưa ra một vài yếu tố để so sánh. 

Rõ ràng là trước đây, khi mới vào nghề, bạn ấy cũng chưa bao giờ bán cho bất kỳ khách hàng nào cả (mà là những nhân viên khác phụ trách bán hàng). 

Do đó, freeC đã khuyên bạn nên kể lại và giải thích với nhà tuyển dụng rằng bạn đã từng học cách bán hàng cho những khách hàng đó như thế nào khi chưa hề có bất kỳ kinh nghiệm gì trong tay. Đồng thời, bạn cũng nên dùng ưu điểm đó để cho họ thấy rằng bạn luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới để thích nghi với các loại khách hàng mới mà công ty đang làm việc cùng. 

Đưa ra sự so sánh như thế nhằm mục đích chuyển hướng sự tập trung của nhà tuyển dụng và biến nhược điểm thành ưu điểm (hoặc ít nhất, bạn cũng sẽ khiến cho những nhược điểm ấy không cản bước hay trở thành mối bận tâm của nhà tuyển dụng). 

4. Cách trả lời phỏng vấn thông minh là Ngắn gọn và súc tích 

Một cách trả lời phỏng vấn thông minh khác là chỉ đề cập đến những chi tiết quan trọng và làm rõ ưu điểm của bản thân, tránh thêm thắt dài dòng, kể lan man không đi vào trọng tâm. 

Rất nhiều ứng viên có xu hướng kéo dài câu trả lời, đưa vào quá nhiều thông tin thừa không cần thiết, thay vì trả lời đúng ý chính của câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra. 

cách trả lời phỏng vấn thông minh là ngắn gọn và súc tích
Nguồn ảnh: corporatefinanceinstitute

5. Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn: Dành thời gian suy nghĩ và hỏi lại nếu chưa hiểu rõ

Đây là một trong những điều đơn giản nhưng lại hay bị lãng quên nhất mỗi khi các ứng viên bước vào phỏng vấn: 

  • Hít thật sâu, thả lỏng và phải thật sự dành thời gian suy nghĩ trước khi nói. Bởi vì bạn không thể rút lại lời nói của mình nên đừng tự thúc ép bản thân phải trả lời ngay sau khi được hỏi. 
  • Nếu bạn nghe chưa rõ hoặc chưa hiểu câu hỏi, hãy mạnh dạn hỏi lại để nhà tuyển dụng có thể nhắc lại hoặc giải thích thêm cho bạn. 

Bạn có thể hỏi lại: 

“Are you expecting to another example? I want to ensure that I completely get the question.” 

(Anh/chị có muốn em đưa ra một ví dụ khác cụ thể hơn không? Em chỉ muốn đảm bảo rằng em hiểu rõ câu hỏi vừa rồi).

Hoặc

“In addition to my practical expertise, do you prefer to hear anything else? Actually, I’ve done this by myself, but I’ve also guided small project groups for this.” 

(Anh/chị chỉ muốn nghe về những trải nghiệm thực tế của em thôi hay muốn nghe thêm những cái khác nữa? Thật ra em đã từng tự tay làm công việc này rồi nhưng bên cạnh đó, em còn phụ trách điều hành thêm những đội hình chạy dự án nhỏ liên quan nữa),

Và bạn hoàn toàn có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng xem mình trả lời như vậy đã đủ chưa, ví dụ: 

“Did my answer satisfy your expectations, or did you want more specific details?” (Liệu câu trả lời của em đã đầy đủ chưa hay anh/chị muốn em trình bày cụ thể hơn?) 

Đây sẽ là một cách hỏi cực kỳ hữu ích giúp bạn đảm bảo rằng mình đã trả lời vừa đủ ý, không quá ngắn, không quá dài và có thể gây khó chịu cho người phỏng vấn như đã đề cập ở cách số 4. 

6. Kết thúc câu trả lời bằng một câu hỏi khác 

Chủ động đưa ra những thắc mắc của bản thân xuyên suốt buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn trở thành ứng viên có thể đáp ứng các nhu cầu của nhà tuyển dụng và từ đó chúng ta sẽ có cơ sở để “thêu dệt” thêm những chi tiết khác vào câu trả lời của mình sao cho hợp lý. 

Cùng xem qua ví dụ freeC gợi ý cho bạn: 

Nhà tuyển dụng đang đề cập tới một công việc yêu cầu ứng viên phải có kỹ năng điều hành, quản lý nhân lực và kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển. 

Sau khi trả lời cũng như nhấn mạnh các kinh nghiệm liên quan, bạn nên nói thêm rằng: “Anh/chị có thể cho em biết thêm về những việc mà vị trí này sẽ phụ trách không? Ví dụ như một team do em quản lý sẽ gồm bao nhiêu người, quy mô như thế nào và liệu em có đảm nhiệm cả phần tuyển dụng nhân viên cũng như lập team hay không?” 

(Can you tell me more about what I would be doing if I applied for this job? For instance, how many people would be in my team, and would I be in charge of hiring and building the team?) 

Khi đặt ra vấn đề như trên, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hài lòng hơn vì bạn đang tạo ra một cuộc hội thoại hai chiều đúng nghĩa, không phải chỉ có một người hỏi và một người trả lời. Điều này sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn cũng như giúp bạn đưa ra những câu trả lời tổng quát một cách tốt hơn. 

Kết thúc câu trả lời bằng một câu hỏi khác
Nguồn ảnh: gobankingrates

7. Tập trung vào công ty, những lợi ích chung

Phần lớn, những người đi phỏng vấn luôn nghĩ đến lợi ích của họ. Điều này không hề sai, nhưng chưa được khéo.

Bạn sẽ có cơ hội thăng tiến hơn nếu bạn tập trung vào lợi ích của cả công ty thay vì coi mình là tâm điểm. 

Vậy về phía nhà tuyển dụng, họ lo gì và họ cần gì? 

Bạn đừng chỉ chăm chăm vào việc kể rằng mình giỏi cái này, làm tốt cái kia, có nhiều kinh nghiệm ở cái nọ khi vừa được hỏi. 

Thay vào đó, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng những kỹ năng mà bạn đang sở hữu có thể giúp gì cho công ty và có tính ứng dụng cao thế nào cho từng vị trí cụ thể. 

Đồng thời, hãy đưa ra những dẫn chứng thuyết phục rằng công việc của họ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trơn tru hơn nếu để bạn về đội của họ. 

Đây là cách trả lời phỏng vấn thông minh để bạn có thể dễ dàng giành lấy cho mình tấm vé vào vòng trong và trở nên nổi bật, khác biệt so với các ứng viên chỉ lo nói về bản thân họ. 

8. Trả lời câu hỏi với một phong thái tự tin và tràn đầy nhiệt huyết 

Bộc lộ sự hào hứng đối với công việc là một phần rất quan trọng trong việc đưa ra những câu trả lời ấn tượng ở vòng phỏng vấn. 

Dù bạn là người hướng nội hay ít khi giao tiếp với người khác thì cũng không sao. Bạn không cần phải tỏ ra mình là người hướng ngoại hay phải cố gắng để trở thành một con người khác. Bạn chỉ cần nhiệt huyết, hào hứng hơn thường ngày một chút. 

Bình thường bạn nói chuyện với tông giọng thế nào, sử dụng ngôn ngữ hình thể ra sao thì tại vòng phỏng vấn này, bạn chỉ cần thêm vào một chút năng lượng như nâng tông giọng của mình lên hay dùng nhiều “body language” hơn. 

Tông giọng là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt trong những trường hợp phỏng vấn qua điện thoại khi nhà tuyển dụng không thể thấy nét mặt hay ngôn ngữ hình thể của ứng viên. 

Thử đứng dậy và cười thật tươi khi nói chuyện điện thoại, nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng và sự nhiệt huyết của bạn. Có thể bạn sẽ thấy cách làm này khá kỳ lạ nhưng đây là một thủ thuật được dùng hầu như mọi lúc bởi các nhân viên bán hàng qua điện thoại (telesales). 

trả lời câu hỏi với một phong thái tự tin và tràn đầy nhiệt huyết
Nguồn ảnh: theglobeandmail

9. Xem buổi phỏng vấn như một cuộc hội thoại trao đổi bình thường 

Suy cho cùng, phỏng vấn cũng chỉ là một cuộc đối thoại giữa hai bên để xem ứng viên và công ty có phù hợp với nhau hay không mà thôi.

Hãy hiểu đơn giản đây là một thỏa thuận mà đôi bên cùng có lợi

Vì thế, bạn cứ mạnh dạn bước vào buổi phỏng vấn và trò chuyện với nhà tuyển dụng để đưa ra những giao dịch hợp lý. Nhờ đó, bạn có thể cảm thấy thoải mái, tự tin hơn trong việc ứng tuyển vào những công ty bạn mong muốn. 

Đây cũng là một trong những cách trả lời phỏng vấn thông minh nhất; giúp bạn đối đáp các câu hỏi, dựa trên tư duy của bản thân mà không bị bất cứ yếu tố khách quan nào tác động. 

Làm thế nào để buổi phỏng vấn trở thành cuộc đối thoại tự nhiên nhất? 

  • Bạn nên đặt nhiều câu hỏi để xác định xem mình có thật sự yêu thích công việc này không. 
  • Bạn nên xây dựng một mối quan hệ hòa hợp với nhà tuyển dụng; và tìm hiểu về một hoặc hai điều liên quan tới họ. 

Hãy ghi nhớ tên của người đang phỏng vấn mình để có thể gọi họ bằng tên trong lúc phỏng vấn khoảng một đến hai lần. 

Để khiến nhà tuyển dụng cảm thấy ấn tượng với bạn hơn, hãy gửi mail cho họ sau khi kết thúc buổi phỏng vấn để cảm ơn vì đã dành thời gian ra để phỏng vấn bạn. 

Bạn cũng có thể xin tấm danh thiếp của họ sau buổi phỏng vấn để tiện liên lạc sau này.

>>> Xem thêm Cách viết thư cảm ơn sau phỏng vấn ấn tượng nhà tuyển dụng

10. Thảo luận về những kế hoạch sắp tới 

Các câu hỏi phỏng vấn đều nói về quá khứ của ứng viên: kinh nghiệm trước đây, thành quả đạt được và những lần rủi ro, thất bại trong quá khứ. Nhưng mấu chốt của vấn đề lại nằm ở những câu nói về dự định, mục tiêu trong thời gian tới. 

Khi bạn trình bày các kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân, hãy thêm vào đó cả những dự định ở tương lai rằng bạn sẽ dùng những kỹ năng ấy như thế nào để làm thật tốt vai trò của mình trong công ty. 

Chủ động đề cập những gì bạn đọc được ở phần mô tả công việc (hoặc những gì nhà tuyển dụng đã nói trước đó) sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin rằng những điều mình đã ghi trong CV thật sự có ích đối với họ. Đây cũng là một trong những cách trả lời phỏng vấn thông minh nhất cho bất kỳ câu hỏi phỏng vấn; nhưng đa số các ứng viên lại không vận dụng vào thực tế. 

cách trả lời phỏng vấn thông minh như nói về kế hoạch sắp tới
Nguồn ảnh: michaelpage

11. Luôn nói sự thật 

Nhà tuyển dụng thường bỏ qua những lỗi nhỏ cơ bản trong phỏng vấn hoặc những ứng viên vẫn chưa đáp ứng được 100% yêu cầu trong bản mô tả công việc (JD). Sự thật là vài yêu cầu họ đặt ra trong JD cũng chỉ như “wishlist”mà thôi, có cũng được, không có cũng không sao. Tuy nhiên, nếu bạn nói dối hoặc nếu họ nhìn bạn giống như đang che giấu điều gì đó, bạn sẽ ngay lập tức bị loại khỏi vòng phỏng vấn. 

Sự tin tưởng và uy tín cũng chiếm một phần rất lớn trong buổi phỏng vấn. Rõ ràng chẳng có nhà tuyển dụng nào muốn chọn bạn vào đội của họ nếu họ không tin tưởng bạn. Bạn nên nói đúng sự thật rằng bản thân chỉ đáp ứng 80% yêu cầu kinh nghiệm của họ, thay thổi phồng lên 100%. Bạn sẽ càng ngày càng có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nếu bạn luôn đặt sự tin tưởng lên hàng đầu. 

Bên trên là 11 cách trả lời phỏng vấn thông minh nhất để vượt qua mọi câu hỏi khó trong vòng phỏng vấn. Blog.freeC.asia hy vọng bạn sẽ là một ứng viên nổi trội, phù hợp với công ty ứng tuyển và sớm đạt được những thành quả mà bản thân mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

tạo cv online

freeC Asia

Giải pháp tuyển dụng đột phá tích hợp công nghệ AI
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!
Bài viết này mang đến giá trị cho bạn chứ?
Hãy đăng ký để đón xem nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC nhé!
Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!