Giải pháp tuyển dụng đột phá tich hợp công nghệ AI

Cách viết các kỹ năng trong CV ấn tượng với Nhà tuyển dụng

Các kỹ năng trong CV mà bạn ghi sẽ là những thông tin giúp nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đủ khả năng và hoàn toàn phù hợp với vị trí mà họ đang cần. Thông thường, những nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt chú ý tới phần kỹ năng này để xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nhận bạn vào làm việc. 

Trong bài viết này, bạn cùng freeC điểm qua 10 kỹ năng quan trọng nhất, thiết thực nhất để đưa vào CV cũng như một vài mẹo nhỏ để giúp ta chỉn chu phần kỹ năng trong đó. 

Top 10 kỹ năng thiết yếu cho CV của bạn 

Top 10 kỹ năng thiết yếu cho CV của bạn
Một vài loại kỹ năng quan trọng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng bao gồm: 
  1. Chủ động lắng nghe là khả năng hoàn toàn tập trung vào người nói; hiểu được thông điệp họ muốn truyền tải; lĩnh hội được các thông tin và có thể truyền đạt lại một cách đúng đắn nhất. 
  2. Giao tiếp là hành động truyền đạt thông tin từ người này sang người (hoặc một nhóm người khác), bao gồm lời nói; chữ viết; ngôn ngữ hình thể và truyền thông qua thị giác (ảnh động, video, biểu đồ, infographic,…). 
  3. Kỹ năng tin học cho phép bạn vận hành máy tính một cách thuần thục; và sử dụng những chương trình cũng như ứng dụng trên máy tính một cách có hiệu quả. 
  4. Kỹ năng trong dịch vụ chăm sóc khách hàng trang bị cho bạn khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và giúp họ có một trải nghiệm tốt nhất. 
  5. Kỹ năng xã hội hỗ trợ trao đổi trực tiếp những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc giữa hai hoặc nhiều người. 
  6. Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng mà bạn sẽ cần khi đứng ra điều hành người khác để đạt được những mục tiêu chung. 
  7. Kỹ năng quản lý giúp bạn có khả năng quản lý được những dự án quan trọng, các phòng ban và xây dựng cũng như thực hiện các kế hoạch có ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. 
  8. Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn dễ dàng xác định đâu là nguyên nhân cốt lõi của vấn đề để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp nhất. 
  9. Kỹ năng quản lý thời gian giúp cho công việc được hoàn thành đúng hạn. Bạn cũng có đủ thời gian cho tới khi các buổi họp quan trọng thật sự kết thúc mà không phải xin về sớm vì bận việc khác. Quản lý tốt thời gian cũng sẽ cho bạn đủ không gian để trở nên sáng tạo và luôn trong trạng thái sẵn sàng, chủ động trong các công việc được giao. 
  10. Kỹ năng chuyển đổi là những yếu tố, phẩm chất mà bạn có thể áp dụng vào nhiều vị trí, công việc khác nhau. 

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm 

Hiện nay, mong muốn của tất cả các nhà tuyển dụng đều hướng tới những ứng viên có trong mình sự pha trộn một cách hài hòa giữa cả 2 loại kỹ năng cơ bản: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. 

Kỹ năng cứng là gì?

Kỹ năng cứng là những kiến thức chuyên về kỹ thuật hoặc đào tạo mà bạn có được thông qua kinh nghiệm sống, bao gồm cả sự nghiệp hoặc học vấn của bản thân. Dưới đây là 12 kỹ năng cứng trong CV phổ biến:

  1. Song ngữ hoặc đa ngôn ngữ 
  2. Quản lý cơ sở dữ liệu 
  3. Bộ phần mềm Adobe 
  4. An ninh mạng 
  5. Chiến lược marketing SEO/SEM 
  6. Phân tích số liệu thống kê 
  7. Khai thác dữ liệu 
  8. Phát triển ứng dụng di động 
  9. Thiết kế giao diện người dùng 
  10. Quản lý chiến dịch marketing 
  11. Hệ thống lưu trữ và quản lý 
  12. Ngôn ngữ lập trình (như Python, Perl, Java và Ruby). 

Kỹ năng cứng trong CV là những kỹ năng cụ thể trong một công việc, một ngành nghề. Nhìn chung, đây là những kỹ năng chuyên môn mà bạn đã được dạy khi còn đi học hoặc đã được tiếp thu từ những chương trình học bên ngoài, những tài liệu đào tạo riêng hay thậm chí là những kinh nghiệm đúc kết từ những công việc trước đó. 

Một ứng viên được xem là người có kỹ năng cứng sẽ là người thành thạo những thứ như: 

  • Phần mềm máy tính 
  • Ngoại ngữ 
  • Cách vận hành một số máy móc, thiết bị 

Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm là những thói quen cá nhân và những phẩm chất hình thành nên cách làm việc của bản thân dù là làm việc cá nhân hay tập thể. 

Dưới đây là 11 các kỹ năng mềm trong CV phổ biến:

  1. Liêm khiết 
  2. Có uy tín 
  3. Khả năng giao tiếp tốt 
  4. Cởi mở 
  5. Kỹ năng làm việc nhóm 
  6. Kỹ năng giải quyết vấn đề 
  7. Tư duy phản biện 
  8. Khả năng thích nghi 
  9. Có tổ chức 
  10. Sẵn sàng học hỏi 
  11. Đồng cảm 
Kỹ năng mềm
Reference: Freepik

Kỹ năng mềm là những kỹ năng mà bất kỳ công việc nào cũng cần phải có. Nó còn được biết tới như là “kỹ năng con người” hay “kỹ năng xã hội” và bao gồm những điều sau: 

  • Giao tiếp.
  • Dịch vụ khách hàng. 
  • Giải quyết vấn đề. 
  • Quản lý thời gian. 
  • Khả năng lãnh đạo. 

>>> Tham khảo ngay công cụ tạo CV miễn phí để có được một CV ấn tượng

Sự khác nhau giữa kỹ năng cứng và mềm

Kỹ năng cứng thông thường có thể dạy lại, truyền tải cho người khác được. Trong khi đó, kỹ năng mềm lại khó có thể hình thành trong từng cá thể hơn bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như các phẩm chất tiêu biểu của con người và cũng chính vì thế, những kỹ năng này đều rất có giá trị trong mắt các nhà tuyển dụng. 

Đa phần, những kỹ năng mềm có thể trở thành bàn đạp bổ trợ cho các kỹ năng cứng. Ví dụ, nếu bạn là một kỹ sư phát triển phần mềm với ngôn ngữ lập trình chuyên biệt thì nhờ vào những kỹ năng mềm, bạn sẽ có xu hướng cẩn thận; cầu toàn nhằm tìm ra những lỗi sai; và sửa chữa ngay các vấn đề đang mắc phải trong các dòng lệnh mà bạn và cả team cùng viết ra. 

Các kỹ năng nên đưa vào CV?

Để trở thành một ứng viên sáng giá, bạn cần làm nổi bật những kỹ năng cứng lẫn mềm của mình trong CV; nhằm khẳng định bản thân như là một ứng viên toàn diện trong mắt nhà tuyển dụng. 

Hơn nữa, việc cân nhắc, xem xét hai loại kỹ năng này có tác động qua lại lẫn nhau và đều là những điều kiện cần và đủ trong công việc cũng là một việc rất quan trọng để bạn có thể lấy đó làm kinh nghiệm; và có thể dễ dàng bình tĩnh đối đáp với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn tiếp theo. 

Cách xác định các kỹ năng cần có trong CV – Thế mạnh của bạn là gì?

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn đâu là những kỹ năng cần thiết để đưa vào CV; và chưa rõ cần phải đưa thế nào để không thừa cũng không thiếu, hãy thử nhìn lại những trải nghiệm trước đây trong công việc của bạn. Bạn đã làm tốt ở mảng nào? Đồng nghiệp của bạn từng nói rằng bạn có ưu điểm ở đâu trong công việc? 

Dưới đây là một vài cách để xác định những sở trường, tiềm lực của bản thân để đưa vào CV xin việc một cách phù hợp nhất: 

Cách xác định các kỹ năng cần có trong CV
Cách xác định các kỹ năng cần có trong CV. Reference: Freepik

Điểm lại những thành tích và giải thưởng bạn đã đạt được 

Bạn đã bao giờ được người khác công nhận những thành quả của bản thân vì đã hoàn thành xuất sắc một công việc nào đó hay chỉ đơn giản là đã từng đạt được mục tiêu đề ra chưa? Nếu bạn đã làm được thì phần lớn là nhờ vào những kỹ năng tiềm ẩn trong con người bạn. Hãy nhớ lại, suy nghĩ xem những tài năng nào, những tố chất nào đã giúp bạn đạt được những cột mốc ấy. 

Tham khảo từ các tiền bối hoặc bạn bè xung quanh 

Đôi khi người khác có thể nhận thấy những điểm mạnh của bạn mà chính bạn có thể chưa nhìn ra. Chủ động liên lạc với người sếp hoặc những đồng nghiệp mà trước đây bạn đã từng làm việc cùng để xin ý kiến của họ, nhờ họ nhận xét về điểm mạnh – yếu của bản thân. 

Nếu bạn là tân binh “chân ướt chân ráo”, chuẩn bị bước vào một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hãy thử liên hệ với bạn bè mà bạn đã từng “teamwork” cùng trong trường học hoặc liên hệ với những giảng viên mà bạn cho là hiểu bạn nhiều nhất; hoặc bất kỳ ai mà bạn xem họ như là một người cố vấn có đủ kinh nghiệm để hỗ trợ bạn ngay tại thời điểm này. 

Tham khảo từ các tiền bối hoặc bạn bè xung quanh
Reference: Freepik

Trò chuyện với những người lành nghề trong lĩnh vực đó  

Nếu bạn đang băn khoăn tự hỏi rằng Nhà Tuyển dụng sẽ muốn gì cần gì ở ứng viên thì bạn nên liên lạc với những người đang làm chính ngành nghề ấy hoặc những người đang đảm nhiệm vị trí tương tự với vị trí bạn chuẩn bị xin vào làm. Hãy tìm hiểu những kỹ năng mà họ coi là quan trọng và xác định xem cái nào sẽ phù hợp với bản chất của bạn. 

Khi lập một danh sách những kỹ năng cần thiết cho CV, hãy nhớ rằng chỉ liệt kê những điều mà bạn tự tin đó sẽ là thế mạnh, là ưu điểm, là sở trường của bản thân. Đừng ghi ra những điều bạn vẫn còn đang tìm tòi, học hỏi, vẫn còn lờ mờ không nắm hết được chỉ vì trong yêu cầu công việc có những thứ ấy. 

Trong khi phỏng vấn, nếu Nhà tuyển dụng đề cập đến kỹ năng không có trong CV của bạn, hãy cứ mạnh dạn nói rằng bạn sẵn sàng tìm tòi, học hỏi thêm nếu họ yêu cầu hoặc trau dồi, cải thiện bản thân để phù hợp với vị trí ấy. 

Cách liệt kê những kỹ năng trong CV 

Đọc kỹ yêu cầu công việc và chủ động tìm hiểu thêm về công ty 

Mặc dù bạn có thể là một người giỏi toàn diện, có nhiều điểm mạnh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng hãy chỉ liệt kê những sở trường; những khả năng liên quan tới công việc. Các nhà tuyển dụng cũng không dành quá nhiều thời gian để xem CV mà chỉ lướt qua, nên tốt nhất hãy liệt kê những kỹ năng của bản thân một cách cụ thể; ngắn gọn; súc tích nhất. 

Khi chuyển sang giai đoạn phỏng vấn, bạn sẽ có cơ hội để đề cập thêm, bổ sung thêm những kỹ năng khác chưa được liệt kê trong CV của mình. Bắt đầu bằng việc đọc thật kỹ thông tin, yêu cầu trong công việc và ghi chú lại bất kỳ kỹ năng hoặc khả năng nào bạn có thể làm được. Ngoài ra, bạn cần xem xét kỹ mô tả và văn hóa của chính công ty đó. 

Cách liệt kê những kỹ năng trong CV
Cách liệt kê những kỹ năng trong CV. Reference: Freepik

Ví dụ, yêu cầu dành cho vị trí Trợ lý Y tế sẽ là những yêu cầu về trình độ, kỹ năng thành thạo những phần mềm hồ sơ y tế điện tử và các chương trình đặt lịch hẹn. Hơn nữa, công ty còn có thể yêu cầu bạn phải có kỹ năng làm việc nhóm cũng như phải làm cho bệnh nhân có được sự hài lòng nhất định. Trong trường hợp này, các kỹ năng phù hợp nhất mà bạn có thể đưa vào CV bao gồm: 

  • Lập hồ sơ y tế điện tử. 
  • Đặt lịch hẹn cho bệnh nhân thông qua phần mềm. 
  • Khả năng lãnh đạo. 
  • Giao tiếp xã hội. 
  • Chăm sóc khách hàng. 

Cách liệt kê các kỹ năng chuyên môn trong CV

Bạn sẽ có một vài cách trình bày được gợi ý dưới đây để tham khảo: 

  • Liệt kê kỹ năng của bản thân trong CV: Đây là một lựa chọn không tồi cho những ai đang nhảy việc để tìm kiếm trải nghiệm mới hoặc những ứng viên nghiệp dư, có ít hoặc chưa có kinh nghiệm trong công việc. 
  • Liệt kê kỹ năng của bản thân ở một phần riêng biệt trong CV: Cách thức trình bày này phù hợp với những ứng viên có nhiều kinh nghiệm hơn, muốn làm nổi bật hơn những kỹ năng của mình nhằm khiến CV của họ trở nên khác biệt so với số đông. 
  • Lồng ghép các kỹ năng vào phần kinh nghiệm chuyên môn: Với cách làm này, bạn không cần để tâm tới việc mình nên liệt kê các kỹ năng của mình như thế nào mà hãy chú trọng trong việc đề cập tới các từ khóa mà bạn đã đọc trong mô tả công việc khi liệt kê ra những kinh nghiệm trước đây vào CV.  
Cách liệt kê các kỹ năng chuyên môn trong CV
Reference: Freepik

Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn vào từng hình thức vừa nêu trên để bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cách trình bày và từ đó tạo nên một CV phù hợp với kinh nghiệm của bản thân mình. 

Liệt kê kỹ năng của bản thân trong CV 

Nếu bạn đang muốn thay đổi ngành nghề và không có những kinh nghiệm chuyên môn sâu rộng, bạn có thể chọn cách đề cập chúng ở phần đầu tiên, phần trên cùng của CV. Đây được gọi là CV chức năng. 

Hình thức của CV chức năng: 

  1. Họ tên và thông tin liên hệ 
  2. Bản tóm tắt 
  3. Các kỹ năng được liệt kê theo chủ đề 
  4. Kinh nghiệm chuyên môn (nếu có) 
  5. Trình độ học vấn  

Để có thể liệt kê những kỹ năng trong CV chức năng, hãy viết những thành quả bạn từng đạt được cùng những kỹ năng chính yếu, liên quan mật thiết đến vị trí tuyển dụng thành một phần riêng. Nếu bạn có bất kỳ kỹ năng chuyên môn nào, hãy liệt kê chúng bên dưới phần kỹ năng này. 

Dưới đây là một ví dụ về cách liệt kê những kỹ năng trong CV chức năng: 

Ví dụ về các kỹ năng trong CV chức năng

Rút gọn quy trình làm việc 

Tạo ra các văn bản mẫu dùng trong email để công ty có thể tương tác với khách hàng nhanh chóng. Tự tay viết bản hướng dẫn đào tạo dành cho bộ phận dịch vụ khách hàng, giảm thiểu quy trình đào tạo từ 8 xuống còn 6 tuần. Rút ngắn thời gian gọi cho người đại diện của khách hàng trung bình từ 90 giây bằng hệ thống đào tạo trực tuyến. 

Giải quyết khiếu nại 

Trả lời trung bình hơn 50 cuộc gọi mỗi ngày từ các khách hàng có những khiếu nại liên quan tới việc giao hàng bị chậm đơn, sai đơn và lạc đơn. Đạt được trung bình 97% lượt đánh giá khách hàng đã hài lòng, vượt chỉ tiêu của team 12%. 

Giải quyết khiếu nại
Reference: Freepik

Bán hàng dựa trên dịch vụ 

Liên tục vượt chỉ tiêu các đơn đặt hàng lên tới 10% bằng kỹ thuật mới trong việc bán hàng gia tăng. Tiên phong trong việc phát triển hệ thống cải tiến để theo dõi những đơn khiếu nại của khách hàng và giảm thiểu 6% tỷ lệ khách hàng rời đi (tỷ lệ khách hàng không sử dụng dịch vụ nữa). 

Liệt kê kỹ năng của bản thân ở một phần riêng biệt trong CV 

Nếu bạn muốn làm nổi bật những kinh nghiệm chuyên môn của mình cùng với những kỹ năng cần thiết được yêu cầu bởi nhà tuyển dụng, bạn có thể ghi ra một phần kỹ năng riêng biệt nhằm nhấn mạnh lại các từ khóa trong phần mô tả công việc

Nếu bạn là người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, bạn nên ghi rõ quá trình làm việc của bản thân ở nơi dễ thấy nhất, nổi bật nhất trong CV để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng để mắt tới. Bạn cũng có thể liệt kê thêm những kỹ năng ở một phần riêng gần hoặc ngay phía dưới cùng của CV. 

Liệt kê kỹ năng của bản thân ở một phần riêng biệt trong CV
Reference: Freepik

Đây là một ví dụ cho phần danh sách kỹ năng của một chuyên viên chấm công: 

Kỹ năng liên quan 

Thành thạo Quicken vs Quickbooks, quản lý phúc lợi nhân viên, đào tạo nhân viên mới, bảng lương liên bang (liên quốc gia), quan hệ nhân viên. 

Lồng ghép các kỹ năng vào phần kinh nghiệm chuyên môn 

Đa phần các ứng viên sẽ có xu hướng liệt kê các kỹ năng mình có vào một phần riêng trong CV. Nhưng để tăng thêm sự thuyết phục, các ứng viên cần lồng ghép các kỹ năng ấy vào cả phần mô tả của từng công việc đã làm trước đây. Điều này sẽ giúp bạn có thêm cơ hội đề cao phần kỹ năng của mình nhờ vào những bối cảnh được thêm vào và các ví dụ cụ thể. 

Ví dụ khi bạn viết rằng bạn có kỹ năng “Quản lý dự án” và “Quản lý thời gian”, bạn có thể lấy ví dụ minh họa, kể ra những trường hợp cụ thể, như: 

“Quản lý thành công 7 dự án thuộc 3 team khác nhau trong vòng nửa đầu năm 2019 và giao hàng đúng hạn tất cả các mặt hàng.” 

Các kỹ năng tiêu biểu cho một CV xin việc 

Trong khi bạn có thể dễ dàng xác định các kỹ năng cứng để liệt kê, thì việc xác định kỹ năng mềm cần thiết không phải lúc nào cũng dễ dàng. Để có thể thu hẹp phạm vi những kỹ năng mềm liên quan, hãy cân nhắc các trách nhiệm cần phải hoàn thành của công việc đó và xác định điểm mạnh cá nhân nào sẽ giúp bạn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 

Các kỹ năng tiêu biểu cho một CV xin việc
Reference: Freepik

Dưới đây là 10 ví dụ về các kỹ năng cứng và mềm phổ biến mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở mọi ứng viên: 

1. Kỹ năng chủ động lắng nghe 

Chủ động lắng nghe là khả năng hoàn toàn tập trung vào người nói; hiểu được thông điệp họ muốn truyền tải; lĩnh hội được các thông tin và có thể truyền đạt lại một cách đúng đắn nhất. 

Người có khả năng lắng nghe cách chủ động là người biết dùng kỹ thuật giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ hình thể để cho người khác thấy rằng họ đang tập trung vào người nói. Chủ động lắng nghe còn cho đồng nghiệp của bạn thấy rằng bạn hào hứng tham gia và sẵn sàng bắt tay vào làm những dự án hoặc nhiệm vụ trong tay. 

Kỹ năng lắng nghe bao gồm: 

  • Đặt câu hỏi 
  • Ghi chú những điều quan trọng 
  • Có tổ chức 
  • Có kỷ luật 
  • Biết dùng ngôn ngữ lời nói/hình thể. 

2. Kỹ năng giao tiếp 

Kỹ năng giao tiếp là khả năng dùng khi truyền đạt hoặc lĩnh hội các dạng thông tin khác nhau. Các thông tin bao gồm những ý tưởng trong giao tiếp, cảm giác hoặc những sự kiện xảy ra xung quanh bạn. Kỹ năng giao tiếp cũng sẽ liên quan mật thiết tới khả năng nghe, nói, quan sát và đồng cảm. Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt là một việc rất cần thiết và quan trọng trong mọi ngành nghề, mọi trình độ, mọi cấp bậc. 

Kỹ năng giao tiếp bao gồm: 

  • Lắng nghe một cách chủ động
  • Đóng góp mang tính xây dựng
  • Giao tiếp xã hội 
  • Nói trước công chúng 
  • Ngôn ngữ lời nói/hình thể 
  • Giao tiếp dưới dạng văn bản 

3. Kỹ năng tin học văn phòng 

Kỹ năng tin học trong CV liên quan đến khả năng học và vận hành đa dạng máy móc, công nghệ hiện đại ngày nay. Kỹ năng phần cứng sẽ giúp bạn sử dụng máy tính một cách dễ dàng, bao gồm cả việc bật/tắt thiết bị. Kỹ năng phần mềm cho phép bạn sử dụng các ứng dụng, chạy các chương trình máy tính một cách trơn tru, hiệu quả. Một số kỹ năng phần mềm được các nhà tuyển dụng coi như là điều kiện tiên quyết đối với vị trí đó, như sử dụng bảng tính hoặc biết một ngôn ngữ lập trình nhất định. 

Kỹ năng tin học bao gồm: 

  • Gõ/xử lý văn bản 
  • Thành thạo ngôn ngữ lập trình 
  • Quản lý hệ thống 
  • Khả năng sử dụng bảng tính
  • Quản lý email

4. Kỹ năng dịch vụ khách hàng 

Reference: Freepik

Kỹ năng dịch vụ khách hàng là những phẩm chất và thói quen giúp bạn đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng để đem đến cho họ những trải nghiệm tốt nhất. 

Nhìn chung, các kỹ năng về dịch vụ khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giải quyết vấn đề và khả năng giao tiếp. Dịch vụ khách hàng thường được xem là “kỹ năng mềm”, bao gồm các kỹ năng như chủ động lắng nghe và thấu hiểu được cả ngôn ngữ lời nói lẫn tín hiệu hình thể. 

Kỹ năng dịch vụ khách hàng bao gồm: 

  • Chủ động lắng nghe 
  • Đồng cảm, thấu hiểu 
  • Kỹ năng xã hội 
  • Giải quyết vấn đề 
  • Độ tín nhiệm cao 

5. Kỹ năng xã hội 

Kỹ năng xã hội bao gồm các phẩm chất mà bạn dùng để tương tác và giao tiếp với người khác, đặc biệt là khả năng hợp tác. Trau dồi kỹ năng xã hội là điều rất quan trọng để có thể làm việc hiệu quả với người khác, giải quyết các vấn đề nảy sinh và điều hành các dự án cũng như các team khác nhau, 

Kỹ năng xã hội bao gồm: 

  • Giao tiếp
  • Đồng cảm
  • Khả năng thích nghi tốt 
  • Tính lãnh đạo 
  • Sự kiên nhẫn 

6. Kỹ năng lãnh đạo 

Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng bạn sẽ cần khi đứng ra điều hành người khác để đạt được những mục tiêu chung. Cho dù bạn đang ở vị trí quản lý hay điều hành dự án, bạn đều sẽ cần tới kỹ năng này để có thể thúc đẩy mọi người trong team hoàn thành các nhiệm vụ được giao đúng hạn. 

Kỹ năng lãnh đạo bao gồm: 

  • Khả năng truyền đạt và trở thành cố vấn 
  • Khả năng thích nghi tốt
  • Chấp nhận rủi ro
  • Củng cố tinh thần đoàn kết
  • Quản lý thời gian

7. Kỹ năng quản lý 

Kỹ năng quản lý là những phẩm chất giúp bạn chi phối, điều hành cả hai thứ: nhiệm vụ và con người. Một người có khả năng quản lý tốt là người có tổ chức, biết đồng cảm, trò chuyện rõ ràng, thẳng thắn để hỗ trợ team hoặc dự án nào đó. 

Người biết quản lý cũng cần phải biết thêm cả kỹ năng mềm và một số kỹ năng chuyên môn liên quan tới ngành nghề. 

Kỹ năng quản lý bao gồm: 

  • Kỹ năng ra quyết định
  • Lập kế hoạch cho dự án 
  • Giao nhiệm vụ 
  • Giao tiếp với các thành viên trong team 
  • Khả năng lãnh đạo team 

8. Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn dễ dàng xác định đâu là nguyên nhân cốt lõi của vấn đề để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp nhất. Kỹ năng này được đánh giá rất cao ở mọi vị trí, mọi ngành nghề. Tất nhiên, để giải quyết được vấn đề liên quan tới vị trí mà bạn mong muốn sẽ phải cần tới một số kỹ năng chuyên môn cụ thể của ngành hoặc công việc đó. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề bao gồm: 

  • Chú ý từng chi tiết 
  • Khả năng hợp tác 
  • Giao tiếp 
  • Sự kiên nhẫn 
  • Nghiên cứu
Reference: Freepik

9. Kỹ năng quản lý thời gian 

Kỹ năng quản lý thời gian thúc đẩy bạn hoàn thành nhiệm vụ và dự án được giao đúng hạn; cũng như cân bằng được giữa công việc và đời sống cá nhân. Trở thành một con người có tổ chức giúp bạn biết cách phân bổ ngày làm việc cho từng nhiệm vụ cụ thể dựa trên mức độ quan trọng của chúng. 

Hiểu rõ mục tiêu của bản thân mình, các thành viên trong team và công ty có thể giúp bạn dễ dàng xác định bạn nên bắt đầu việc quản lý thời gian từ đâu. 

Kỹ năng quản lý thời gian gồm: 

  • Phân công nhiệm vụ 
  • Sự tập trung 
  • Đặt mục tiêu 
  • Có tổ chức 
  • Biết sắp xếp thứ tự ưu tiên 

10. Kỹ năng chuyển đổi 

Kỹ năng chuyển đổi rất có lợi cho các ứng viên khi quyết định thay đổi ngành nghề, công việc hiện tại của mình. Các kỹ năng có thể chuyển đổi thường bao gồm những kỹ năng mềm như khả năng linh hoạt; có tổ chức; tinh thần đồng đội hoặc những yếu tố; phẩm chất khác mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở những ứng viên tiềm năng. 

Các kỹ năng này có thể được dùng để đánh giá công việc trước đây của bạn khi ứng tuyển vào vị trí mới; đặc biệt là nếu công việc mới này thuộc một ngành nghề khác. 

Kỹ năng chuyển đổi bao gồm: 

  • Tham vọng
  • Sáng tạo 
  • Đồng cảm 
  • Tính lãnh đạo 
  • Khả năng làm việc nhóm 

Những kỹ năng phù hợp để đưa vào CV rất đa dạng, bởi các yếu tố như thể loại công việc; trình độ nghề nghiệp; trình độ học vấn và nhiều yếu tố khác. Ví dụ như những kỹ năng quan trọng, cần thiết cho vị trí tài xế lái xe sẽ rất khác biệt so với giám đốc tiếp thị. 

Mẹo viết kỹ năng trong CV

Trước khi bạn ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào, blog.freeC.asia khuyên bạn hãy dành một ít thời gian để điểm lại những kỹ năng nào thật sự sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng; và hãy làm rõ nó trong CV dựa trên các kỹ năng của bản thân và yêu cầu của công ty. 

Mục đích của phần danh sách các kỹ năng cần thiết trong CV là cho nhà tuyển dụng thấy được, bạn là ứng viên sáng giá nhất cho vị trí này và chắc chắn bạn sẽ đem lại những giá trị to lớn cho công ty. 

Hãy để mắt tới những kiểu ứng viên mà nhà tuyển dụng đang mong đợi. Từ đó, tạo mối liên kết giữa những hình tượng đó với các điểm mạnh của bản thân, bạn sẽ nhanh chóng trở thành một ứng viên nổi trội trong vòng phỏng vấn; và có thể vượt lên trên hàng trăm, nghìn ứng viên khác để có được công việc mơ ước.

Có thể bạn quan tâm:

freeC Asia

Giải pháp tuyển dụng đột phá tích hợp công nghệ AI
GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG ĐỘT PHÁ TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ AI
freeC hiểu rõ mục tiêu tuyển dụng và tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, định vị tài năng. Hãy để freeC đồng hành cùng bạn, tạo nên sự khác biệt trong hành trình tuyển dụng.

Đăng ký để nhận nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC

Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!
Bài viết này mang đến giá trị cho bạn chứ?
Hãy đăng ký để đón xem nhiều nội dung chất lượng khác từ freeC nhé!
Những thông tin, kiến thức đầy giá trị sẽ được gửi đến bạn mỗi tháng, hãy đăng ký để không bỏ lỡ bạn nhé!