FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Kinh nghiệm phỏng vấnTìm việc

Đi phỏng vấn mặc gì để không mất lòng nhà tuyển dụng?

Bạn không biết đi phỏng vấn mặc gì? Trong bài viết này, freeC sẽ hướng dẫn bạn những mẹo lựa chọn trang phục đi phỏng vấn không mất lòng nhà tuyển dụng.

Đi phỏng vấn mặc gì? 

Trang phục là một trong những yếu tố tạo ấn tượng đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng. Trang phục đó cần mang đến cảm giác thoải mái và tự tin cho ứng viên trong quá trình phỏng vấn. 

Đi phỏng vấn mặc gì?
Nguồn ảnh: thebalancecareers

Sau đây là một vài lưu ý quan trọng khi chọn trang phục phỏng vấn: 

  • Trang phục cần phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển: Tìm hiểu xem nhà tuyển dụng có đưa ra những yêu cầu về trang phục như trang phục thường nhật hay trang phục trang trọng. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đa số các công ty, doanh nghiệp đều thay đổi quy tắc về trang phục khi đi làm phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. 
  • Trang phục cũng cần thích hợp với địa điểm phỏng vấn: Bạn sẽ đi phỏng vấn tại trụ sở của công ty hay thông qua các ứng dụng họp mặt trực tuyến (như Zoom, Skype,…)? 

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng trang phục chỉ là một phần nhỏ trong việc ghi điểm đối với nhà tuyển dụng. Điều bạn cần ưu tiên là khả năng trình bày những ưu điểm của bạn cũng như kỹ năng ra quyết định đối với công việc, nhiệm vụ sắp tới. Vì thế, trang phục không nên là thứ khiến cho nhà tuyển dụng bị phân tâm thay vì phải tập trung để nghe bạn nói. 

Dưới đây là một vài bước đơn giản có thể giúp bạn chọn cho mình một “bộ cánh” hoàn hảo khiến bạn cảm thấy tự tin hơn mà không phải tốn nhiều thời gian, công sức. 

3 bước để lựa chọn trang phục phù hợp buổi phỏng vấn 

Thông qua 3 bước đơn giản này, bạn sẽ rút ngắn được thời gian phối đồ mặc đi phỏng vấn để có thể có thêm thời gian chuẩn bị thật tốt những phần khác cho buổi phỏng vấn sắp tới. 

1. Cân nhắc về một vài quy tắc ngón tay cái (rule of thumb) phổ biến hiện nay 

  • Lấy phong cách ăn mặc của mọi người trong công ty làm tiêu chuẩn và lựa chọn những bộ quần áo trang trọng hơn. Ví dụ, nếu cả sếp và nhân viên đều mặc quần jean phối với những chiếc áo thun cơ bản thì bạn chỉ nên chọn những bộ quần áo trang trọng hơn một chút như quần tây và một chiếc sơ mi đóng thùng. 
  • Ưu tiên cảm giác thoải mái và tự tin của bản thân. Kể cả khi bạn đeo cà vạt và mặc thêm áo sơ mi, hãy luôn đảm bảo rằng những bộ trang phục ấy không gây khó khăn khi di chuyển, cử động tay chân và không gây kích ứng da để bạn có thể hoàn toàn tập trung vào buổi phỏng vấn. Thậm chí, bạn có thể chọn mặc những gì mà bạn tin chắc là nó phù hợp và không gây cho bạn bất cứ sự khó chịu nào khi mặc thay vì phải đầu tư vào một bộ quần áo mới. 
  • Giữ cho bộ quần áo luôn sạch sẽ, không có nếp nhăn hay vết xước rách nào và phải vừa vặn với cơ thể. Những chi tiết này dù nhỏ nhưng cũng đủ để giúp bạn ghi thêm một điểm cộng trong mắt sếp và đồng nghiệp tương lai. 
3 bước để lựa chọn trang phục phù hợp buổi phỏng vấn
Nguồn ảnh: Reader’s Digest

2. Nghiên cứu, tìm hiểu những quy tắc về trang phục của công ty 

Ngoài việc ăn mặc sao cho phù hợp, tương xứng với mọi người ở công ty như đã đề cập ở trên, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về môi trường làm việc, văn hóa, quy định trang phục nơi công sở. 

Bạn có thể tìm hiểu những điều này bằng cách: 

  • Gọi điện thoại hoặc gửi mail cho địa điểm bạn sắp tới phỏng vấn và hỏi họ về những quy định ở tại công ty. Một vài mẫu câu hỏi mà bạn có thể ghi vào mail như: “Nhân viên ở công ty thường mặc những trang phục như thế nào?” hay “[Tên người nhận mail] sẽ mong đợi ứng viên mặc những trang phục nào?” 
  • Xem qua trang web, hình ảnh của công ty để hình dung được môi trường làm việc và từ đó, bạn có thể chọn lựa quần áo một cách phù hợp nhất. 
  • Nếu thuận tiện, có thể ghé qua công ty và quan sát sơ lược cách mà mọi người ở công ty phối đồ. 

Khi đã nắm rõ các quy tắc trang phục của công ty, bạn hãy thử tham khảo một vài trang phục được gợi ý trong 4 môi trường làm việc khác nhau dưới đây: 

Đi phỏng vấn mặc gì trong môi trường làm việc trang trọng? 

Trang phục thích hợp sẽ bao gồm những bộ âu phục thiết kế, áo sơ mi phối cùng cà vạt, áo khoác ngoài, giày da thắt dây hoặc cao gót bít mũi, mang kèm với các loại vớ (tất) phù hợp. 

>>> Xem thêm Nữ đi phỏng vấn nên mặc gì để nhà tuyển dụng có thiện cảm

Trong môi trường làm việc thông thường 

Chẳng hạn như ở các công ty công nghệ hoặc công ty khởi nghiệp, bạn sẽ dễ dàng thấy các nhân viên ở đó mặc những bộ trang phục như quần kaki với áo sơ mi, quần jean với áo phông và cả áo khoác nỉ (hoodie). 

Tuy nhiên, khi đi phỏng vấn, bạn nên chọn những bộ quần áo lịch sự, trang trọng hơn thay vì những bộ quần áo mặc thường ngày. Bạn có thể tùy chọn những loại quần áo như quần tây, áo blazer, sơ mi, đầm nhưng bạn nên lưu ý riêng đối với chân váy ngắn vì đây không phải là một lựa chọn phù hợp khi đi phỏng vấn.  

mặc gì đi phỏng vấn
Nguồn ảnh: Coursera

Trong môi trường làm việc sáng tạo

Như các công ty thiết kế, triển lãm nghệ thuật hoặc những cửa hàng thời trang, bạn sẽ thấy đa số nhân viên đều rất có gu ăn mặc. Khi làm việc ở những môi trường thế này, bạn nên chọn những “bộ cánh” đi kèm với các loại phụ kiện bắt kịp xu hướng thời trang nhưng vẫn đảm bảo không quá nổi bật và phải có sự tương đồng với những bộ trang phục của nhân viên và khách hàng. 

Trong môi trường làm việc chuyên ngành 

Quy tắc về trang phục có thể thay đổi đáng kể giữa vòng phỏng vấn so với khi bạn chính thức vào làm việc. 

Chẳng hạn như khi bạn ứng tuyển vào vị trí huấn luyện viên cá nhân ở một phòng tập, bạn sẽ phải mặc những bộ trang phục lịch sự để đi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Nhưng khi đã được nhận vào làm việc, bạn sẽ chỉ cần mặc những bộ quần áo thể thao chuyên biệt, phù hợp với những phương pháp huấn luyện của riêng bạn. 

Hay như khi đi phỏng vấn ở một cơ sở y tế nào đó, bạn sẽ cần chọn một bộ quần áo lịch sự, trang trọng hơn so với khi bạn được chính thức nhận vào làm – khi mà bạn chỉ cần mặc những chiếc áo choàng trong phòng thí nghiệm. 

3. Lựa chọn quần áo phù hợp với địa điểm phỏng vấn 

Phỏng vấn thông qua nền tảng Zoom hoặc tại một trụ sở của công ty sẽ là những yếu tố góp phần tác động tới trang phục mà bạn sẽ chọn để mặc tham gia phỏng vấn. 

Đối với những công ty lựa chọn hình thức phỏng vấn online qua Zoom, hãy lựa chọn những bộ quần áo có màu sắc tương phản với màu nền video call của bạn để nhờ đó mà bạn có thể trông nổi bật hơn nhưng cũng đừng chọn những tông màu quá khác biệt hay quá đối lập với màu nền. Đối với hình thức phỏng vấn trực tiếp, hãy chọn những bộ quần áo giúp cho cơ thể bạn cảm thấy thoải mái. 

Ví dụ, đa số các văn phòng hiện nay đều có điều hòa; nên chỉ sau một thời gian ngắn ở đó, bạn sẽ cảm thấy rùng mình vì lạnh và không thể tập trung vào buổi phỏng vấn. Đối với hình thức phỏng vấn ngoài trời, bạn sẽ cần một đôi giày với chất liệu bền, không thấm nước và một chiếc áo khoác ngoài đi mưa. 

Lựa chọn quần áo phù hợp với địa điểm phỏng vấn
Nguồn ảnh: Forbes

Những bộ trang phục, phụ kiện tuyệt đối không nên mặc khi đi phỏng vấn 

Trong khi lựa chọn những bộ quần áo phù hợp để phỏng vấn, bạn nên lưu ý những điều cần tránh như sau: 

  • Xịt quá nhiều nước hoa, hoặc dùng mùi quá nồng.
  • Đeo thêm quá nhiều phụ kiện (nhẫn, vòng tay, dây chuyền,…). 
  • Quần áo không được là ủi, bị nhăn nheo, rách hoặc không phù hợp. 
  • Những loại trang phục khiến bạn cảm thấy không thoải mái, bất tiện khi cử động, di chuyển hoặc không hài hòa với hình dáng cơ thể của bạn. 
  • Trang phục không phù hợp với nhãn hàng hoặc văn hóa của công ty mà bạn sắp làm việc. 
  • Kết hợp những loại vải có nhiều màu, nhiều họa tiết, chất liệu khác nhau khiến tổng thể trang phục bị rối mắt. 
  • Mang dép lê hoặc giày thể thao. 

Nếu cần thêm những ý tưởng phối đồ, bạn có thể tham khảo một số ứng dụng như Pinterest và Instagram để xem cách mọi người lựa chọn trang phục đi phỏng vấn. 

Vài bước cuối cùng giúp trải nghiệm ở vòng phỏng vấn thêm trọn vẹn 

Khi bạn đã chọn cho mình được bộ trang phục phù hợp, hãy dành toàn bộ thời gian còn lại để chuẩn bị thật kỹ cho phần đối đáp với nhà tuyển dụng. Bao gồm những việc như nghiên cứu thêm về công ty, doanh nghiệp đó, xây dựng một bài nói về kinh nghiệm chuyên môn của bạn bằng phương pháp STAR (Situation – Task – Action – Result) và chuẩn bị trước những câu mà bạn muốn hỏi, những thắc mắc về công việc cũng như công ty.

Trên hành trình tìm kiếm công việc cho riêng mình, sẽ không bao giờ là thừa nếu bạn liên tục trau dồi cho bản thân những kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp để ngày càng thăng tiến hơn trong sự nghiệp của mình. 

Vài bước cuối cùng giúp trải nghiệm ở vòng phỏng vấn thêm trọn vẹn
Nguồn ảnh: FlexJobs

Bên trên, blog.freec.asia đã chia sẻ với bạn các mẹo để giải đáp câu hỏi “đi phỏng vấn mặc gì?”. Hãy chọn cho mình một bộ quần áo phù hợp bằng cách tìm hiểu kỹ về quy định nơi làm việc, quy tắc về trang phục của nhà tuyển dụng và địa điểm mà bạn sẽ phỏng vấn. Chúc bạn có một buổi trò chuyện với nhà tuyển dụng suôn sẻ.

Có thể bạn quan tâm:

tạo cv online
Related posts
Tìm việc

Bản tin Hot Jobs hấp dẫn, up to lên đến 8.000 USD

Tìm việc

"Cơn lốc" Hot Jobs chất lượng từ freeC

Tìm việc

Tổng hợp việc làm nổi bật, up to lên đến 5.000 USD

Tìm việc

Hot Jobs: IT & Non-IT, up to lên đến 5.000 USD